
Sign up to save your podcasts
Or
...Pháp thầy chỉ bày không khó - vì mọi người đang có nó chứ đâu cần kiếm tìm - mà khó vì thiếu dũng cảm buông mọi ý tưởng cầu toàn của bản ngã, để trọn vẹn với chính mình dù đó đang là nỗi khổ đau cùng cực. Tại sao chúng ta lại cứ mong cầu đạt tới cái tốt nhất trong khi một tâm thái đủ dũng cảm để chấp nhận bài học xấu nhất lại là một tâm thái tự do giải thoát. Cái tâm tìm cầu điều hoàn hảo nhất đã hàm chứa bên trong sự đối nghịch, mâu thuẫn và bất toàn vì luôn phải đáp ứng những điều kiện để được hoàn toàn, vậy thì tự nó không bao giờ toàn vẹn! Hoàn toàn thật sự thì vô điều kiện, vì vậy còn muốn bám trụ điều kiện tốt nhất thì làm sao còn có khả năng “thời bỉ tắc bỉ, thời hanh tắc hanh” như Đạo Dịch của vạn pháp được! Đức Phật là bậc Toàn Giác bởi vì Ngài đã không còn cầu toàn. Ngài thấy chẳng có gì hoàn toàn để bám trụ. Đức Phật là bậc Như Lai vì Ngài không cầu chỗ đến, chẳng mong chỗ đi. Ngài luôn đến đi vô ngại, nên dù tại đâu và lúc nào Ngài cũng “Thời vị trung chính”, nghĩa là ngay nơi mỗi lúc mỗi nơi thấy được sự hoàn hảo trong cái bất toàn...
...Pháp thầy chỉ bày không khó - vì mọi người đang có nó chứ đâu cần kiếm tìm - mà khó vì thiếu dũng cảm buông mọi ý tưởng cầu toàn của bản ngã, để trọn vẹn với chính mình dù đó đang là nỗi khổ đau cùng cực. Tại sao chúng ta lại cứ mong cầu đạt tới cái tốt nhất trong khi một tâm thái đủ dũng cảm để chấp nhận bài học xấu nhất lại là một tâm thái tự do giải thoát. Cái tâm tìm cầu điều hoàn hảo nhất đã hàm chứa bên trong sự đối nghịch, mâu thuẫn và bất toàn vì luôn phải đáp ứng những điều kiện để được hoàn toàn, vậy thì tự nó không bao giờ toàn vẹn! Hoàn toàn thật sự thì vô điều kiện, vì vậy còn muốn bám trụ điều kiện tốt nhất thì làm sao còn có khả năng “thời bỉ tắc bỉ, thời hanh tắc hanh” như Đạo Dịch của vạn pháp được! Đức Phật là bậc Toàn Giác bởi vì Ngài đã không còn cầu toàn. Ngài thấy chẳng có gì hoàn toàn để bám trụ. Đức Phật là bậc Như Lai vì Ngài không cầu chỗ đến, chẳng mong chỗ đi. Ngài luôn đến đi vô ngại, nên dù tại đâu và lúc nào Ngài cũng “Thời vị trung chính”, nghĩa là ngay nơi mỗi lúc mỗi nơi thấy được sự hoàn hảo trong cái bất toàn...