Share A Vietnamese Millannial
Share to email
Share to Facebook
Share to X
By Lan Doan
5
11 ratings
The podcast currently has 16 episodes available.
Kim cương được cho là biểu tượng của sự vĩnh cửu và nhẫn kim cương thường là một trong những nhân vật chính của việc cầu hôn. Dùng nhẫn kim cương để cầu hôn có thể nói là một tiêu chuẩn ở nhiều nước phương Tây từ nhiều năm nay, và trong những năm gần đây, nó cũng là một khái niệm được áp dụng ở Việt Nam trước khi cưới. Vậy, tại sao từ trước đến nay mình chưa bao giờ mơ về nhẫn kim cương?
---
This entry was created to take part in the Vietcetra Cast Camp Contest
Sau khi sống ở Việt Nam, Mỹ, Úc rồi giờ là Canada, mình đã quen với việc long distance friendship. Có những lúc sự kết nối giữa mình với những người bạn thân ở xa không còn như lúc trước, nhưng cũng có rất nhiều cách để giúp mình giữ được những sự gắn kết và gắn bó. Trong tâp này mình sẽ tham khảo những Languages of Love của Gary Chapman cũng như chia sẻ về những cách cá nhân mình thấy hữu ích nhé.
---
Don't be a stranger
→ IG www.instagram.com/avietnamesemillannial
→ Email [email protected]
Có ai ở đây từng trả lời phỏng vấn là... điểm yếu của mình là sự cầu toàn chưa? Guilty! Sự cầu toàn cũng quan trọng nhưng đã nhiều lần mình để sự cầu toàn vượt quá giới hạn. Làm thế nào để biết sự cầu toàn đã vượt quá giới hạn? Làm thế nào để "đỡ" cầu toàn hơn? Hôm nay mình chia sẻ một số câu chuyện riêng của mình về chủ đề này nhé.
---
Don't be a stranger
→ IG www.instagram.com/avietnamesemillannial
→ Email [email protected]
Nhiều khi chỉ những điều nhỏ cũng có thể làm cho chúng ta hoài niệm... có thể là mùi hương, bức ảnh, một bài nhac, hay cũng có thể la một chia sẻ của một người khác về xe máy. Trong tập hôm nay, mình chia sẻ với các bạn một số kỷ niệm của mình với xe máy, và cách những cách mình lưu giữ kỷ niệm.
---
Don't be a stranger
→ IG www.instagram.com/avietnamesemillannial
→ Email [email protected]
Bạn có khi nào có cảm giác mình khác mọi người và không fit in chưa? Với mình thì đây là ý nghĩ mà mình luôn phải đấu tranh. Mình cảm thấy bản thân khác mọi người ở nhiều bối cảnh, từ lúc bé khi đi học cho đến lúc lớn khi đi làm hay gặp gỡ những người mới. Và một trong số những lý do chính giải thích cho cảm giác khác biệt này có thể vì mình là third culture kid.
Bố mình làm cho một tổ chức phi chính phủ đa quốc gia, và có một thời gian dài bố mình hay nhận nhiệm kỳ ở nước ngoài, mỗi lần có thể ở nước đó 1 năm hoặc nhiều là 3 năm. Vì vậy, mình đã không sống ở Việt Nam từ bé, và vì vậy nên có thể nói là mình là một third culture kid - một người mà lớn lên ở nước không phải nước mẹ đẻ. Tóm tắt lại thì từ năm lớp 1 đến lớp 12, mình đã học ở 7 ngôi trường khác nhau. Lớn lên mình được trải nghiệm cuộc sống ở nhiều nước và nhiều môi trường khác nhau, ví dụ, học trường công ở Việt Nam, trường tư ở Việt Nam, trường quốc tế ở Indonesia, trường công ở Mỹ và cuối cùng là trường quốc tế ở Việt Nam.
Đây là những trải nghiệm thú vị, nhưng kèm với nó là cảm giác liên tục lạc lõng của mình. Hôm nay mình sẽ chia sẻ thêm về những băn khoăn này và chia sẻ thêm về câu chuyện Third Culture Kid (TCK) của mình nhé.
Send me a message!
→ IG www.instagram.com/avietnamesemillannial
→ Email [email protected]
Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi podcast này! Nếu thích bạn hãy review và gửi rating cho podcast của mình nhé.
-----------
Nguồn tham khảo: Phần lớn hành vi của con người được thúc đẩy bởi nhu cầu được thuộc về và mong muốn kết nối với người khác (Baumeister và Leary, 1995; Cacioppo và Patrick, 2008; Lieberman và Eisenberger, 2008). Các phát hiện về tâm lý học xã hội, khoa học thần kinh và tâm lý học sức khỏe đều cho thấy rằng kết nối xã hội là bổ ích và có lợi (Cohen, 2004; Eisenberger, 2013; Inagaki và Eisenberger, 2011, 2013), trong khi sự mất kết nối xã hội có thể gây bất lợi cho sức khỏe tinh thần và thể chất (Whisman và cộng sự, 2000; Hawkley và cộng sự, 2003; Cacioppo và Patrick, 2008).
Gossip là chủ đề muôn thuở, ai trong chúng ta mình tin chắc rằng ai cũng đã từng là người gossip và cũng đã từng là nạn nhân của gossip. Có những giai đoạn trong cuộc sống của mình mình đã từng rất ghét gossip và không hiểu tại sao mọi người thích gossip vậy, nhưng cũng có một số lúc mình giật mình với bản thân vì thấy sao mình tò mò về một cái chuyện nào đó của người khác như thế. Hôm nay, mình muốn chia sẻ thêm mối quan hệ riêng của mình với gossip, tìm hiểu thêm tại sao chúng ta lại gossip và liệu gossip tốt hay hại cho sức khoẻ tinh thần?
Send me a message!
→ IG www.instagram.com/avietnamesemillannial
→ Email [email protected]
Cảm ơn bạn đã lắng nghe.
Lan
Gần đây mình hay xem TV Việt Nam, xem phim xem chương trình giải trí, và theo dõi tình hình ở VN nhiều hơn nói chung. Mấy năm gần đây ngành giải trí ở Việt Nam phát triển mạnh, các chương trình ngày càng phong phú và chất lượng cũng đi lên theo. Mình xem hết cái này lại muốn xem thêm cái khác. Mình thấy người trẻ bây giờ nói chung khá progressive và open minded, nhưng mặc dù vậy, trên truyền hình vẫn còn một số điều làm mình nhức nhối. Từ những câu nói bâng quơ nhưng vô hình chung miệt thị phụ nữ trong phim, đến nhưng câu phát biểu xúc phạm tới doanh nhân nữ trong chương trình giải trí như Shark Tank, hay một case study muôn thưở về phụ nữ trên truyền hình như là các cuộc thi hoa hậu.
Hôm nay mình xin chia sẻ về quan điểm riêng của mình sau mấy tháng gần đây hay xem TV hơn nhé.
Send me a message!
→ IG www.instagram.com/avietnamesemillannial
→ Email [email protected]
Cảm ơn bạn đã lắng nghe.
Lan
Gần đây dịch bùng, nhiều tỉnh thành ở Việt Nam đang trong hoặc chuẩn bị vào quá trình giãn cách xã hội. Mình có nghe được nhiều tâm sự của mọi người, lo lắng về dịch, chán nản vì cảm thấy như ở nhà mãi mãi không hết giãn cách.
Sau hơn 1 năm xã hội giãn cách và đóng cửa vì dịch, mình rút ra một số bài học để trấn an tinh thần và vượt qua những sự lo lắng. Mình sẽ chia ra theo 3 nhóm, những cách để bạn đương đầu với lo lắng trong vòng 5 phút, 30 phút và 1 tiếng.
Những cách trấn an bản thân trong vòng 5 phút rất quan trọng, nhất là trong ngày, trong tuần, khi cuộc sống luôn bận rộn với công việc ra việc và gia đình. Khi bị công việc cuốn đi, mình có một số lời khuyên là 1/ dừng lại để thở sâu và 2/ ăn uống một cái gì đó ngon hoặc bổ và thứ 3/ chơi với chó mèo hoặc chăm cây.
Nếu tìm được 15 phút giải lao trong ngày, bạn cũng có thể dùng một số cách sau để tìm lại cân bằng. 1 việc mà mình nghĩ hạn chế làm đó là lên social media vì việc này thường sẽ ngốn hơn 15 phút. Nhưng thay vì đó, bạn có thể làm một bài tập đơn giản, bật nhạc lên hát hò nhảy múa một tí, hoặc chợp mắt 15-20 phút.
Cuối cùng là những cách vượt qua lo lắng, anxiety, trong thời kỳ giãn cách xã hội khi bạn có khoảng 1 tiếng hay hơn. Khi ở nhà, không phải đến văn phòng, không gặp được bạn bè, không đi cafe hay shopping, tự nhiên chúng ta tìm được một quỹ thời gian lớn. Khi tìm được 1 tiếng thời gian, có 3 việc luôn làm mình cảm thấy trấn an hơn, đó là dọn dẹp nhà cửa, journal, và therapy.
Send me a message!
→ IG www.instagram.com/avietnamesemillannial
→ Email [email protected]
Cảm ơn bạn đã lắng nghe.
Lan
Sau khi launch podcast, mình đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực cũng như là những gợi ý cho show, từ nhưng người mình biết, đến những người mình lâu không gặp, và có một số bạn connect với mình lần đầu tiên nữa. Cảm ơn tất cả mọi người! Một trong những chủ đề mà mọi người hay hỏi đến đó là... tại sao mình bắt đầu A Vietnamese Millannial podcast? Ba lý do chính đó là, 1/ mình muốn được chia sẻ câu chuyện của bản thân để mong có thể giúp được một ai đó, 2/ muốn học cách yêu và chấp nhận bản thân hơn và 3/ podcast là một phương tiện rất phát triển trong những năm gần đây, nên mình đã chọn nền tảng podcast thay vì Youtube hay blog.
Send me a message!
→ IG www.instagram.com/avietnamesemillannial
→ Email [email protected]
Cảm ơn bạn đã lắng nghe.
Lan
The podcast currently has 16 episodes available.