Bạn có đang lúng túng trong việc tìm ra một quy trình SEO hiệu quả hay không? nếu có thì có thể quy trình mình đề xuất sau đây sẽ giúp bạn được phần nào đấy 1. Phân tích lĩnh vực, thương hiệu Đây là phần bắt buộc trong quy trình SEO, hầu hết mọi người đều bỏ qua bước này, họ không phân tích về lĩnh vực hoạt động của mình nên thường đưa ra những quyết định và hướng đi sai lệnh sau này. Trong giai đoạn này bạn cần phân tích và trả lời các câu hỏi sau về lĩnh vực của mình. Lĩnh vực của bạn nhắm đến những đối tượng nào? (nam, nữ, già, trẻ, dân công sở, …..). Khu vực bạn muốn nhắm đến cụ thể là ở đâu? (Địa phương, trong nước, ngoài nước, đa quốc gia,…). Những từ khóa trọng tâm của lĩnh vực bạn là gì? 2. Thiết kế website Sau khi xác định được những điểm mấu chốt trong lĩnh vực của mình thì bạn bắt tay vào thiết kế website. Website khi thiết kế phải đáp ứng được những chỉ tiêu sau: Thiết kế hiện đại đơn giản: Khi bạn vào một website với thiết kế lỗi thời kém hiện đại bạn sẽ thấy sự thiếu chuyên nghiệp. hơn nữa việc thiết kế cầu kỳ, bố cục không phân bổ tốt, rối ren sẽ làm người dùng khó khăn trong việc tìm kiếm nội dung quan tâm và dễ dàng thoát ra ngoài. Điều hướng người dùng bằng liên kết rõ ràng: Bạn cần phải nắm rõ cấu trúc của website và đặt vào các liên kết điều hướng rõ ràng. Điểm đặc biệt là trên menu của website nên dẫn hướng đến những trang SEO từ khóa của bạn. Giả sử bạn bán thời trang nữ và sẽ có những danh mục về quần “jean nữ”, “áo thun nữ”, “đầm công sở”,…. những từ khóa này nên xuất hiện trên menu và dẫn về các trang cụ thể của các từ khóa đó. Kiểm soát các thẻ tiêu đề trên website: Các thẻ tiêu đề hay còn gọi là Heading (từ H1-H6) sẽ phải được kiểm soát và sử dụng chính xác. không dùng tùy tiện các thẻ H này cho các thành phần không liên quan đến nội dung của trang. Không để hiển thị những thành phần không cần thiết quá nhiều: Để xuất hiện nhiều thành phần không cần thiết sẽ làm nặng trang khi tải, làm giảm sự tập trung của người dùng vào trang và có thể khiến người dùng cảm thấy khó chịu. Hãy tối ưu trang của bạn đến mức tối đa có thể. Dễ dàng thao tác: Bấm mãi chẳng được, tắt mãi không xong,… là những vấn đề bản thân mình luôn cảm thấy khó chịu khi vào một website, nhất là trên thiết bị di động, khi mà kích thước màng hình của nó đã nhỏ mà bạn bấm mãi liên kết nó không đi, hoặc có một popup quảng cáo hiện lên không quan tâm bạn nhấn tắt mãi nhưng không được, bạn sẽ thấy bức súc và rời đi ngay lập tức. 3. Xây dựng nội dung Sau khi đã có website, bạn sẽ tiến hành xây dựng nội dung. Đây là lúc bạn tạo nên nền tảng của chiến dịch SEO. Các nội dung phải được nghiên cứu một cách cụ thể, được viết một cách rõ ràng và đúng chủ đề về từ khóa. mỗi nội dung được tối ưu cho một nhóm từ khóa duy nhất. Không nên tạo ra nhiều bài đăng có tối ưu cùng một nhóm từ khóa. Nếu bạn muốn tạo nhiều bài đăng có cùng nhóm từ khóa thì bạn phải xác định ra bài nào là bài viết chính cho nhóm từ khóa đó, sau đó tạo ra các liên kết nội bộ từ những từ khóa ở các bài viết khác về trang SEO chính. 4. Marketing nội dung: Mục đích của marketing nội dung là gì? Đừng nhầm lẫn với marketing nội dung và marketing thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ nhé, mình sử dụng từ marketing nội dung có nghĩa là mình sẽ thực hiện các công việc tiếp thị nội dung của trang mình đến nhiều người, và tìm đến những người quan tâm truy cập vào website qua các liên kết.