Ngày càng có nhiều người, bao gồm người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em dành hàng giờ liền để sử dụng các thiết bị di động và bản thân đã bị “nghiện” khi nào không biết.
Vậy làm thế nào để bản thân tìm thấy được sự cân bằng và giúp con cháu trong nhà sử dụng các thiết bị di động "cai nghiện" và sử dụng một cách có chừng mực? Dưới đây là một số thông tin và những cách làm thế nào để con không chơi điện thoại được TechTimes gợi ý để bạn tham khảo.
Thiết bị di động gây nghiện
Một cuộc thăm dò mới của tổ chức giám sát truyền thông phi lợi nhuận, xác nhận rằng thanh thiếu niên hiện nay sống phụ thuộc rất nhiều vào smartphone.
Cuộc thăm dò cho biết 50% thanh thiếu niên cảm thấy bản thân không thể sống thiếu smartphone. Trong khi đó, khoảng 59% số phụ huynh (từ 1.240 cuộc phỏng vấn cha mẹ về con trẻ 12 đến 18 tuổi) chia sẻ rằng con/cháu họ đã bị nghiện điện thoại.
Theo báo cáo, thanh thiếu niên dành khoảng 9 giờ/ngày nhìn chằm chằm vào màn hình thiết bị di động và trẻ em từ 8-12 tuổi dành khoảng 6 giờ/ngày. Đây được xem là những con số đáng báo động.
Thiết bị di động không tiêu cực, chỉ do người dùng lạm dụng
Thực tế, công nghệ tiến bộ đã giúp đời sống mỗi người tốt hơn và việc các thiết bị di động ngày càng thông minh cũng góp phần mang đến nhiều sự tiện ích cho người dùng và mang tính giáo dục rất cao.
Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ đã từng đưa ra lời khuyên rằng trẻ em chỉ nên nhìn vào màn hình điện tử trong 2 giờ và với ngần ấy thời gian đã đủ cho trẻ tiếp thu kiến thức và không bị nghiện thiết bị di động. Sau thời gian này, trẻ cần được tham gia các hoạt động thể chất chứ không phải chuyển sang chơi game điện tử thụ động.
Làm sao giúp trẻ cân bằng cuộc sống thực với việc sử dụng thiết bị di động
Đừng tuyệt vọng, bạn có thể giúp con trẻ tận hưởng một cuộc sống năng động, khỏe mạnh mà vẫn trải nghiệm được nội dung số phù hợp đầy tính giáo dục.
* Hãy chủ động: Bạn cần tạo thói quen hoạt động thể chất cho trẻ ngay từ nhỏ, để quá trình này lặp đi lặp lại thành một thói quen khó bỏ, chẳng hạn như chạy bộ, đá bóng,… Đến khi cho con dùng thiết bị di động, bạn cần chia nhỏ các mốc thời gian được phép sử dụng thay vì cho con ngồi đó hàng giờ liền.* Ưu tiên những việc quan trọng: Nếu con bạn có bài tập về nhà, đọc sách, các việc nhà cần phải làm, hãy chắc chắn rằng bọn trẻ hoàn thành xong tất cả trước khi cho chúng sử dụng điện thoại.* Nói không với sử dụng điện thoại trước khi ngủ: Trẻ em cần ngủ đủ giấc mỗi ngày và việc chắm chú nhìn vào màn hình trước khi ngủ sẽ khiến trẻ trở nên tỉnh táo hơn do tác hại từ ánh sáng xanh không tốt cho mắt.* Cần có những quy tắc mang tính ràng buộc: Trong tuần nếu trẻ không nghe lời hay ương bướng điều gì đó, thì giải pháp tốt nhất cho tình trạng này chính là ngừng cấp các thiết bị di động cho trẻ sử dụng. Ngoài ra, nếu đã giao ước dùng điện thoại trong 1 tiếng thì khi tới giờ, phải trả máy lại cho bố mẹ.* Có thưởng phải có phạt: Trẻ nhỏ sẽ rất thất vọng và khó chịu khi bạn đột nhiên lấy lại điện thoại trong lúc chúng sắp “phá đảo” game. Do đó, bạn cần nhắc khéo trẻ trước 5 phút là sắp hết giờ sử dụng, để trẻ tự biết tranh thủ. Đặt trường hợp, bạn đang lỡ tay làm việc nhà mà trẻ lại chơi game lố thời gian giao kèo, bạn nên áp dụng hình thức cắt giảm thời gian chơi ở lần sau. Chỉ có như thế trẻ mới biết tự giác hơn.* Thời gian vui vẻ bên gia đình: Những ngày cuối tuần, bạn nên tổ chức các hoạt động vui vẻ sum vầy bên gia đình (ở nhà hoặc ra ngoài đều được). Ví dụ, dẫn trẻ đi trượt patin, bơi lội, giải trí ở các khu dành cho thiếu nhi,