Lỗ hổng trong kiểm duyệt nội dung đang dần khiến YouTube trở thành nền tảng "quảng cáo trá hình" cho các loại thuốc đông y, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Với tần suất xuất hiện dày đặc, những video với nội dung như "nhà tôi ba đời chữa khỏi...", "nhà tôi ba đời bán thuốc..." để quảng cáo cho những loại thuốc đông y, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang dần "lấn lướt" các nội dung quảng cáo thông thường trên mạng xã hội YouTube. Đặc biệt, đã có nhiều trường hợp cả tin, tin vào những nội dung quảng cáo xấu độc này dẫn đến những sự việc đáng tiếc.
Và mặc dù đã có nhiều phản ảnh cũng can thiệp bởi cơ quan chức năng nhưng quảng cáo thuốc vẫn còn xuất hiện với tần số liên tục?
Quảng cáo nhảm, hậu quả thật
Mới đây, một trường hợp ở Hà Nội, vì muốn sinh con trai, một cô gái 25 tuổi đã tự mua thuốc nam về uống vì tin có hiệu quả. 20 ngày sau, bệnh nhân đau bụng dữ dội, men gan tăng vọt nhiều lần và phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương.
Đáng chú ý, đây không phải là trường cá biệt, theo thông tin từ Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, trung bình mỗi tháng bệnh viện tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân nhập viện vì tự ý sử dụng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Đa số bệnh nhân cho biết họ nghe theo các quảng cáo trên YouTube bán thuốc gia truyền "3 đời" chữa dứt điểm tiểu đường, thoái hóa khớp, sỏi thận, giảm cân, sinh con trai... nên đã không ngần ngại mua về uống, chẳng ngờ lại gặp tai hoạ... Điển hình các triệu chứng gặp phải khi sử dụng các loại thuốc này như men gan tăng cao, vàng da, vàng mắt và đặc biệt có trường hợp bệnh nhân suýt ngừng tim, nguy hiểm đến tính mạng.
Trong những tháng gần đây, những video quảng cáo kiểu này đã bắt đầu xuất hiện nhan nhản trên YouTube, được đan cài vào hầu hết các video, với tần suất xuất hiện dày đặc, khiến nhiều người xem YouTube không khỏi ngán ngẩm.
YouTube có đang vi phạm chính sách?
Theo Google, các lỗi vi phạm đối với chính sách chăm sóc sức khỏe và thuốc là rất nghiêm trọng. Và tại Việt Nam, thuốc là mặt hàng cấm chạy quảng cáo.
"Nếu phát hiện thấy các lỗi vi phạm chính sách này, chúng tôi sẽ tạm ngưng tài khoản Google Ads của bạn ngay khi phát hiện và không có cảnh báo trước, đồng thời bạn sẽ không được phép quảng cáo với chúng tôi nữa", chính sách Google viết.
Nhưng trên thực tế, suốt nhiều tháng, nội dung quảng cáo thuốc đông y vẫn tồn tại nhan nhản trên ứng dụng YouTube từ tivi, máy tính đến cả smartphone của người dùng Việt.
Theo đó, Google có các chính sách hạn chế quảng cáo thuốc theo toa, thuốc không kê đơn, thuật ngữ thuốc và chất không được chấp thuận cùng các hạn chế khác. Tuy nhiên, hiện tại các quảng cáo đang gây khó chịu cho người dùng Việt lại hướng đến các bài thuốc gia truyền, đông y... khiến thuật toán của Google khó phát hiện.
Không chỉ áp đảo về tần suất xuất hiện, hiện nay các video quảng cáo này còn mạo danh các nhà đài, kênh thông tin chính thống bằng cách cắt ghép nội dung, thêm logo nhà đài nhằm tăng độ uy tín hoặc lồng ghép những phỏng vấn của chuyên gia y khoa lẫn người đã chữa bệnh và khỏi bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là những "nhân vật" được các đối tượng thuê mướn để "diễn xuất - phát biểu" đánh lừa người xem.
Chỉ lo kiếm tiền
Lý giải nguyên nhân YouTube ngày càng ngập tràn quảng cáo nêu trên, một chuyên gia trong ngành quảng cáo cho biết Google đã nhanh chóng nhận thấy sự qu...