Apple luôn nổi tiếng với những quyết định đón đầu xu hướng khi áp dụng những thay đổi lớn cho sản phẩm của mình. Từ đó mở ra trào lưu và ảnh hưởng đến các sản phẩm của các hãng đối thủ. Tuy nhiên, những thay đổi này không hẵn là có lợi cho người tiêu dùng hay những hãng khác đã áp dụng từ trước. Vì sao lại như thế?
Bên cạnh các tính năng như bảo mật vân tay, mở khoá gương mặt hay màn hình có viền siêu mỏng, Apple còn mở đầu một loạt xu hướng “xấu” khiến người dùng khó chịu như cắt giảm củ sạc, bỏ cổng tai nghe 3.5 mm hay tai thỏ.
Tất cả những điều trên, Apple đều không phải là người tiên phong áp dụng nhưng các hãng đối thủ đều không mặn mà áp dụng cho tới khi Apple ra mắt.
Học tập theo Apple sẽ an toàn hơn
Cho dù là hãng khởi xướng các xu hướng công nghệ mới. Hay kể cả khi cắt bỏ một số tính năng quen thuộc, Apple lại hiếm khi nào gặp vấn đề về doanh số iPhone sau mỗi động thái đó.
Các hãng đối thủ có thể xem các thay đổi của Apple như là một phép thử xem phản ứng của thị trường với chức năng mới ra sao, người ta có thích không, có chê không, có gặp hạn chế gì hay không, trong quá trình sử dụng có thể phát sinh vấn đề gì không.
Câu nói mang tính biểu tượng được nhiều người mong chờ nhất trong sự kiện của Apple
Nếu họ tự làm sản phẩm có chức năng đó và bán nó ra, chi phí sẽ quá cao nếu lỡ sản phẩm không thành công, chưa kể tốn công sức, nhân sự và nhiều thứ khác xoay quanh, thậm chí là cả danh tiếng. Nên thôi, cứđể Apple chịu đòn trước xem thế nào, ngon thì đi theo, không thì thôi bỏ qua.
Về phần Apple, với danh tiếng, tiền bạc mà họ đã xây dựng, đã có sức ảnh hưởng quá lớn đến quyết định mua hàng của người dùng để họ tiếp tục trung thành và không bỏ đi kể cả điều đó có khiến họ khó chịu đôi chút. Nên ở phía Apple, họ cũng có vị trí tốt hơn so với những hãng còn lại trong việc chấp nhận rủi ro thử nghiệm tính năng hay các xu hướng mới.
Ngay cả khi iPhone thất bại, Apple vẫn sẽ có đủ (hoặc dư) tiềm lực tài chính để hồi phục, trong khi các hãng khác không có đủ tiền và lực trong tay để làm được điều này.
Học tập Apple còn có nhiều lợi nhuận hơn
Apple có thể kiếm cả chục tỷ đô chỉ bằng sự thay đổi nhỏ của mình. Như việc bỏ lỗ cắm tai nghe 3.5mm, Apple đã thay đổi hành vi người dùng và gần như buộc mọi người dùng iPhone phải tìm đến các tai nghe không dây AirPods để đáp ứng nhu cầu nghe nhạc của mình.
Apple với khả năng "cá kiểm" chục tỷ đô chỉ với một thay đổi nhỏ
Điều tương tự cũng đúng với động thái bỏ củ sạc tặng kèm đối với iPhone. Người dùng sẽ phải bỏ thêm tiền để mua củ sạc rời bên ngoài nếu cần. Đó là chưa kể việc bỏ củ sạc còn giúp công ty tiết kiệm chi phí cho củ sạc, hộp đựng cũng như chi phí vận tải.
Bên cạnh đó, việc Apple áp dụng các công nghệ mới như nhận diện gương mặt, cảm biến vân tay hay màn hình viền siêu mỏng cũng góp phần giúp Apple nâng giá sản phẩm lên nhiều lần mà người dùng vẫn hào hứng bỏ tiền ra nâng cấp.
Sự thành công về doanh thu và lợi nhuận của thay đổi này đối với Apple cũng là sức hút hấp dẫn các hãng Android khác học tập theo. AirPods từng là người thống trị thị trường tai nghe không dây trong thời gian đầu, nhưng giờ đây thị trường đã tràn ngập các sản phẩm tai nghe không dây, đến từ cả các thương hiệu smartphone cũng như các thương hiệu âm thanh khác.
Có lẽ điều tương tự cũng sẽ xảy đến với thị trường củ sạc rời. Mới đây nhất, Xiaomi đã bắt đầu bán lẻ các củ sạc nhanh của mình với công suất gần như lớn nhất hiện nay, lên đến 55W và 65W. Tương tự một số hình ảnh rò rỉ về củ sạc 65W của Samsung cũng đã xuất hiện trước khi Galaxy S21 chính thức ra mắt. Có lẽ phụ kiện này sẽ được công ty bán lẻ trong thời gian tới.
Rất có thể khi Apple bắt đầu công bố các báo cáo thu nhập cho thấ...