Tam thất – một trong những cây thảo dược quý được dùng để hỗ trợ chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau, bồi bổ tăng cường sức khỏe. Đã có nhiều bài thuốc
Hiện tại CCgreen cung cấp 2 loại tam thất chăm sóc sức khỏe đó là bột tam thất và củ tam thất tươi, tam thất khô, nụ tam thất, mời các bạn tham khảo:CCgreen
tuyệt vời từ cây tam thất được sử dụng trong dân gian. Dưới đây là một số những điều cần biết về loại cây quý này, mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết.
Tìm hiểu chung về củ tam thất
Tam thất là gì, mọc ở đâu ?
Tam thất hay sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm, tam sao thất bản có tên tiếng anh: Panax pseudoginseng
Tam thất hay sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm, tam sao thất bản có tên tiếng anh: Panax pseudoginseng là loại cỏ nhỏ, thuộc họ Ngũ gia bì, chúng sống lâu năm. Chúng được xếp vào một trong những loại thảo dược quý. Nếu quan sát bạn sẽ thấy 3 đến 6 lá mọc đối nhau trên đỉnh thân, mép lá có răng cưa nhỏ, hình lông chim.
Hoa của cây có màu lục vàng nhạt và thường mọc thành cụm đơn độc ở ngọn thân. Quả của cây có hình cầu dẹt, quả mọng, chín sẽ có màu đỏ và hạt màu trắng. Chúng thường ra hoa vào khoảng tháng 5 đến tháng 7.
Loại cây thảo quý này có đặc tính rất ưa bóng râm, ẩm mát. Thế nên chúng thường mọc ở các vùng núi có độ cao >1500m so với mực nước biển. Chúng phân bổ ở nhiều nơi tại châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản…Tại Việt Nam, loại cây này được trồng ở các vùng Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng,…
Bộ phận nào trên tam thất có thể sử dụng
Nụ hoa tam thất được phơi, sấy khô có thể hãm uống như nước trà
Nụ hoa tam thất
Hầu hết các bộ phận của cây tam thất đều có thể sử dụng được từ rễ, thân, lá đến hoa. Rễ củ của cây là bộ phận sử dụng nhiều nhất, chúng được thu hái từ trước khi cây ra hoa. Rễ sẽ được rửa sạch sau khi thu hoạch, phơi hay sấy khô rồi phân loại thành rễ củ, nhánh hay thân rễ. Nụ của cây tam thất cũng được phơi sấy để dùng.
Thành phần hóa học có trong tam thất
Theo nhiều nghiên cứu y khoa hiện đại, tam thất bắc chứa rất nhiều nhóm thành phần hóa học, chủ yếu là hoạt chất saponin (4,42–12%), cụ thể là các loại ginsenoside Re, notoginsenoside R1, ginsenoside Rg1, ginsenoside Rb1.
Trong rễ của cây có chứa tinh dầu (bao gồm α-guaien, β-guaien, octadecan). Bên cạnh đó còn chứa axit amin, các nguyên tốt Fe, Ca, 2 hoạt chất saponin là arasaponin A, arasaponin B, muối vô cơ, polysaccharid (arabinogalactan: sanchinan A), flavonoid…
Đông y – y học cổ truyền ghi chép lại, tam thất vị hơi đắng và ngọt hậu, có tính ấm, ôn.
Công dụng của tam thất đối với sức khỏe
Cây tam thất có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Trong Đông y, tam thất được đánh giá có tác dụng không kém nhân sâm. Tam thất có hiệu quả khi dùng để cầm máu, giúp giảm đau cũng như giảm sưng tấy, trị các triệu chứng hoa mắt chóng mặt cho phụ nữ sau khi sinh, chữa đại tiện ra máu hay bị kiết lị (tình trạng trong phân có máu), trị chứng băng huyết, rong kinh ở phụ nữ. Ngoài ra còn giúp sản phụ đẩy sản dịch, huyết hôi không thể thoát ra được, trị chứng chướng hay đau bụng, trị tụ máu, xuất huyết do bị trật đả, bị đau do viêm tấy sưng nề, bổ huyết, bị ho ra máu, chảy máu cam…
Đối với y học hiện đại, tam thất đã được chứng minh có nhiều tác dụng dược lý vô cùng phong phú. Việc sử dụng tam thất mang lại những hiệu quả như:
Hỗ trợ trong quá trình điều trị một số bệnh ung thư như u xơ tử cung. Loại thảo dược này làm tăng tính nhạy cảm từ mô ung thư với những loại thuốc đặc hiệu, từ đó có thể gia giảm các liều thuốc Tây y đang dùng, giảm một số tác dụng phụ cho bệnh nhân. Tuy nhiên nên lưu ý, chúng chỉ được sử dụng như biện pháp bổ sung, bệnh nhân không được phép bỏ thuốc đặc trị và nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ phụ trách.Chất Panacrin có trong tam thất có tác dụng làm hạn chế sự di căn các tế bào gây ra ung thư.Hỗ trợ giãn mạch ngoại biên nhưng không gây ảnh hưởng đến huyết áp, hệ thống thần kinh trung ương,