Share Đài tiếng nói MEDLAW
Share to email
Share to Facebook
Share to X
By Công ty Luật MEDLAW
The podcast currently has 49 episodes available.
Sự phát triển sớm và không nhận thức đầy đủ về quan hệ tình dục khiến trẻ vị thành niên dễ dàng xảy ra quan hệ trước hôn nhân và để lại những hậu quả pháp lý đáng tiếc. Quan hệ tình dục ở độ tuổi quá sớm tiềm ẩn nhiều nguy hại tới sức khỏe, ảnh hưởng đến tâm sinh lý và cuộc sống tương lai của các em. Vậy, nếu quan hệ với người dưới 18 tuổi tự nguyện thì có phạm tội không?
Hãy cùng MEDLAW lắng nghe những chia sẻ của về vấn đề này qua tập podcast dưới đây nhé!
Khi tình cảm ở vào độ chín muồi nhất, say mê nhất, không ít các cặp đôi đã lựa chọn “vượt rào”. Giây phút đó, họ mặc kệ mọi thứ, thế giới lúc này chỉ còn lại 2 người.
Vậy tại sao trong nhiều trường hợp, rõ ràng là nam và nữ thực hiện việc quan hệ tình dục đồng thuận nhưng vẫn có người bị truy cứu TNHS? Quy định như vậy liệu có quá bất cập?
Hãy cùng MEDLAW lắng nghe những chia sẻ của về vấn đề này qua tập podcast dưới đây nhé!
Trong xã hội ngày nay chúng ta không thể phủ nhận rằng ngành luật là một ngành học đặc trưng cần cả kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt. Đối với những bạn sinh viên đang học Luật thì định hướng cho bản thân trong lĩnh vực này là rất cần thiết. Nó giúp sinh viên sau khi ra trường có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu của công việc. Trong đó, định hướng thực tập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kinh nghiệm và kiến thức thực tế của từng sinh viên. Vậy đối với sinh viên luật nên thực tập tại Toà án hay công ty luật?
Là một sinh viên Luật, mình luôn ý thức được việc đọc thêm sách chuyên ngành bên cạnh những văn bản pháp luật. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho con đường học tập của bạn về lâu dài. Những cuốn sách tham khảo từ những chuyên gia nghiên cứu luật sẽ giúp các bạn sinh viên tiếp thu được nhiều kiến thức mới thông qua những bình luận án, những trải nghiệm thực tế,... trong từng trang sách. Hôm nay Medlaw sẽ giới thiệu 04 cuốn sách trong ngành Luật rất bổ ích mà bạn có thể tham khảo nhé!
Các bạn thân mến, hiện nay, khi mối quan hệ vợ chồng rạn nứt, mâu thuẫn trong hôn nhân thường xuyên xảy ra, dẫn đến việc không tìm được tiếng nói chung. Tuy nhiên, mâu thuẫn đó lại chưa đến mức khiến họ phải ly hôn, thay vào đó, họ thường sẽ tìm đến giải pháp ly thân. Tuy vậy, lại có rất nhiều người lầm tưởng rằng khi ly thân, cả hai bên đã chấm dứt mối quan hệ vợ chồng và có thể tự do có mối quan hệ yêu đương với người mới. Quan điểm này hoàn toàn không phù hợp với quy định của pháp luật và có thể dẫn đến hậu quả vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình.
Hiện nay, không thể phủ nhận độ “hot” của ngành Luật trong xã hội, cơ hội việc làm được mở rộng thu hút các bạn học sinh, sinh viên. Ngành Luật không chỉ gói gọn trong định hướng Luật sư, Tòa án, Viện kiểm sát mà còn mở rộng đến nhiều lĩnh vực khác trong đời sống. Tuy nhiên, quá trình học Luật không hề dễ dàng và một số bạn sinh viên ngành này luôn ở trong tình trạng “chìm sâu” trong các văn bản, kiến thức pháp luật. Vậy đâu là phương pháp hiệu quả giúp giải quyết vấn đề này? Hãy cùng MEDLAW tìm hiểu nhé!
Theo các bạn, người không minh mẫn có được lập di chúc không? Dù là người không hiểu luật nhưng chúng ta vẫn thường hay nghe nói người không minh mẫn thì không thể lập di chúc. Vậy nếu những người không minh mẫn có di nguyện muốn chia tài sản cho con cháu thì nên làm như thế nào?
The podcast currently has 49 episodes available.