Share Radio - Báo Lao Động
Share to email
Share to Facebook
Share to X
By Báo Lao Động
The podcast currently has 38 episodes available.
"Mừng lắm, rất là mừng, nhưng là vừa được chết đi sống lại vậy...", "Không có niềm hạnh phúc nào mà diễn tả được..." - Đó là cảm xúc trong lòng của những người cha, người mẹ mắc COVID-19 vào thời khắc được nhìn thấy con lần đầu tiên và ôm con vào lòng, sau khi trải qua những ngày tháng dài dường như vô tận trong bệnh viện điều trị COVID-19 còn con vừa sinh ra đã được đưa đi chăm sóc tại trung tâm dành cho các bé sơ sinh có mẹ là F0.
Trải qua những ngày tháng trở thành những bệnh nhân COVID-19 cũng là một áp lực rất lớn, nhưng với những gia đình như 2 vợ chồng anh Nguyễn Minh Toàn và chị Lê Thuỵ Ngọc Anh (ngụ quận 8, TPHCM) thì áp lực ấy còn tăng lên gấp trăm ngàn lần khi đứa con bé bỏng của họ ra đời trong lúc cả bố và mẹ đều là những F0. Những nỗi lo lắng, dằn dặt trong lòng cho đến ngày được khoẻ mạnh để ôm con vào lòng với họ vẫn chưa nguôi. Với họ, những ngày vừa qua có lẽ là một thước phim dài trong cuộc đời, khi phải trải qua quá nhiều cung bậc cảm xúc, những giây phút sinh - tử, nhưng họ đã không bỏ cuộc. Với sự chăm sóc và hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế từ các bệnh viện Trưng Vương, bệnh viện Hùng Vương, bệnh viện dã chiến số 16 và trung tâm HOPE, giờ đây gia đình họ đã được đoàn tụ.
Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: [email protected].
Hơn 50 phút như nghẹt thở của bộ phim "Ranh giới" của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư, chúng ta đã chứng kiến quá nhiều ranh giới, ranh giới giữa sự sống và cái chết, ranh giới của sự chịu đựng, ranh giới của sự hi sinh... Trong số PODCAST ngày hôm nay, chúng ta lắng nghe những chia sẻ từ quay phim Kiều Viết Phong - người đã trực tiếp cầm máy quay để ghi lại những khoảnh khắc đầy ám ảnh trong phim "Ranh giới".
Những ranh giới đầy ám ảnh và khốc liệt đang hiện hữu từng giây, từng phút trong những bệnh viện dã chiến nơi chữa trị các bệnh nhân. Bộ phim "Ranh giới" đã đưa tới cho khán giả góc nhìn chân thực nhất trong cuộc chiến chống COVID-19. Mỗi chúng ta nên ý thức hơn về việc tuân thủ nghiêm những quy định phòng chống dịch để không còn dịch bệnh lây lan, để các y bác sĩ sớm được trở về nhà sau những hi sinh, những mất mát đã quá nhiều. Một lần nữa xin cảm ơn đội ngũ tuyến đầu những người đã vượt qua cả những ranh giới khó khăn nhất để bảo vệ an toàn cho cộng đồng.
Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: [email protected].
Bác sĩ Trần Công Khải – Khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Lê Văn Thịnh là một trong số những “bác sĩ F0” tại bệnh viện dã chiến số 2 (TP. Thủ Đức). Bị phơi nhiễm COVID-19 trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, song với trách nhiệm của mình, bác sĩ Khải đã không ngồi yên khi nhìn đồng đội căng sức làm việc, "bác sĩ F0" lại xin được xung trận ngay cả khi đang là bệnh nhân.
Các y bác sĩ và nhân viên y tế, họ cũng có thể trở thành những F0, nhưng ý chí và trách nhiệm với sinh mạng của bệnh nhân đã là động lực để họ vượt lên tất cả. Xa nhà xa gia đình, ai cũng có những nỗi niềm riêng nhưng họ những y bác sĩ – luôn có một nỗi niềm chung đó là mong rằng mỗi ngày sẽ có nhiều bệnh nhân được ra viện trở về với gia đình hơn. Để rồi một ngày nào đó sớm thôi những y bác sĩ, họ cũng được trở về nhà trong vòng tay của người thân.
Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: [email protected].
Làm việc ở tuyến cuối cùng - nơi giành giật sự sống cho các bệnh nhân COVID-19 khỏi bàn tay tử thần, sự căng thẳng là điều luôn thường trực trong tâm trí của mỗi bác sĩ. Chứng kiến những bệnh nhân nặng phải thở máy, phải can thiệp mọi cách để giành lại hơi thở cho họ, các y bác sĩ dường như phải có một “tinh thần thép”. Nhưng rồi đằng sau sự mạnh mẽ đó, ai cũng sẽ có những câu chuyện để nhớ, về những lằn ranh sinh tử, về những sinh ly tử biệt mà mình buộc phải chứng kiến.
Giờ đây, có lẽ sẽ không có một từ ngữ nào có thể miêu tả được hết những hi sinh của lực lượng tuyến đầu, các y bác sĩ đang ngày đêm chống dịch COVID-19. Họ chấp nhận xa gia đình, chấp nhận đối mặt với nguy hiểm để đổi lại sự yên bình cho chúng ta. Chúng ta hãy cùng có ý thức hơn nữa để dịch bệnh ngừng lây lan và đó sẽ là lời cảm ơn thiết thực nhất dành cho họ lúc này!
Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: [email protected].
"Em chỉ cần biết là em có thể giúp mọi người cái gì là em làm thôi ạ... Vì em đã không thể giúp bố mẹ em được..." Đó là tâm sự của Giang Chí Huy sinh năm 2002, ngụ quận 3 (TPHCM) là thành viên trong gia đình có 8 F0. Sau 2 tuần điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 3, ngày Huy nhận được kết quả âm tính cũng là khi Huy biết tin bố mất vì COVID-19 tại bệnh viện khác. Trong lúc chờ nhận được tro cốt của bố, Huy tình nguyện ở lại bệnh viện để giúp đỡ các y bác sĩ, chăm sóc bệnh nhân F0 khác.
Trong thời điểm hiện nay các F0 ngày một nhiều hơn, trong đó 80% là những người không có triệu chứng và có khả năng hồi phục trong vòng 1-2 tuần. F0 đã khỏi sẽ trở thành lực lượng rất tốt, đông đảo và hiệu quả trong vấn đề hỗ trợ chăm sóc các bệnh nhân đang mắc COVID tại các khu thu dung, cách ly, thậm chí là các bệnh viện lớn. F0 đã khỏi bệnh tham gia tuyến đầu sẽ là một liều thuốc tinh thần cho các F0 đang điều trị trong bệnh viện giúp họ lạc quan hơn và vững tin hơn.
Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: [email protected].
The podcast currently has 38 episodes available.