Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí phát sinh trong quá trình tổ chức các hoạt động để vận hành doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp có sự liên quan mật thiết đến toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp chứ không phân biệt từng hoạt động cụ thể. Ngoài ra, tùy theo cách thức vận hành của từng doanh nghiệp khác nhau mà chi phí quản lý cũng sẽ thay đổi khác nhau.
8 thành phần của chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là yếu tố quan trọng cấu thành nên hệ thống chi phí của một doanh nghiệp. Do đó, các nhà quản trị đều quan tâm chính là làm sao để quản lý tốt nhất khoản chi phí này phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Trước khi tìm hiểu cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả thì cần tìm hiểu những chi phí nằm trong chi phí quản lý doanh nghiệp.
– Chi phí nhân viên quản lý: là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp cần chi trả cho nhân sự quản lý của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền trợ cấp,… của toàn bộ nhân viên quản lý ở tất cả các bộ phận, ban giám đốc.
– Chi phí vật liệu quản lý: là những khoản chi phí dành cho vật liệu sử dụng cho công tác quản lý doanh nghiệp như: văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ,… vật liệu được dùng trong việc sửa chữa những tài sản cố định,… tất cả được hạch toán bởi tài khoản 6422.
– Chi phí đồ dùng văn phòng: là chi phí cho các loại đồ dùng văn phòng, công cụ, dụng cụ khác nhau được hạch toán bởi tài khoản 6423.
– Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh mức độ khấu hao tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp như máy móc thiết bị, văn phòng làm việc, phương tiện vật liệu truyền dẫn,… tất cả được hạch toán thông qua tài khoản 6424.
– Thuế, phí và lệ phí: là chi phí cho thuế môn bài, các khoản phí, lệ phí, tiền thuê đất,… được hạch toán thông qua tài khoản 6425.
– Chi phí dự phòng: là những chi phí dự phòng phải thu khó đòi, chi phí dự phòng phải trả được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó được hạch toán bởi tài khoản 6426.
– Chi phí dịch vụ mua ngoài: là những khoản chi phí mua sắm dịch vụ bên ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp, những khoản chi phí mua sắm và sử dụng tài liệu kỹ thuật, tiền thuê tài sản cố định, bằng sáng chế, chi phí thanh toán cho nhà thầu phụ,… hầu hết được hạch toán bởi tài khoản 6427.
– Những chi phí bằng tiền khác: chẳng hạn như chi phí hội nghị, chi phí tàu xe, công tác phí,…
Qua đó, có thể dễ dàng nhận thấy, các nhà quản trị cần hiểu rõ về chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như xây dựng một kế hoạch quản lý sao cho hiệu quả để đảm bảo doanh nghiệp được vận hành tốt nhất.
Xem chi tiết: https://topkinhdoanh.com/chi-phi-quan-ly-doanh-nghiep-la-gi/