Tác giả: Đại trưởng lão Thiền sư Nyanaponika
Sự giải thoát không lay chuyển của tâm là mục tiêu tối thượng trong giáo lý của Đức Phật. Ở đây, giải thoát có nghĩa là: Giải thoát tâm trí khỏi mọi giới hạn, xiềng xích và ràng buộc trói buộc nó vào Bánh xe của khổ đau, vào Vòng luân hồi sinh tử. Nó có nghĩa là: Thanh lọc tâm khỏi mọi phiền não làm mất đi sự trong sạch của nó; loại bỏ tất cả các chướng ngại ngăn cản sự tiến bộ của nó từ thế gian (lokiya) để đạt đến tâm siêu thế (lokuttara-citta), tức là đến quả vị A-la-hán.
Có nhiều chướng ngại cản trở con đường tiến bộ tâm linh, nhưng có năm chướng ngại đặc biệt, dưới tên gọi những triền cái (nīvaraṇa), thường được nhắc đến trong kinh điển Phật giáo:
(1) Tham dục (kamacchanda),
(3) Hôn trầm / Thuỵ miên (thina-middha),
(4) Trạo hối - Trạo cử và hối quá (uddhacca-kukkucca),
Chúng được gọi là “chướng ngại” vì chúng cản trở và bao bọc tâm dưới nhiều hình thức làm cản trở sự phát triển của tâm (bhavana). Theo giáo lý Phật giáo, sự phát triển tâm linh bao gồm hai phần: Thông qua nỗ lực phát triển định tâm, sự tĩnh lặng (samatha-bhavana) và thông qua nỗ lực phát triển tuệ giác (vipassana-bhavana). Sự tĩnh lặng có được là nhờ sự tập trung hoàn toàn của tâm trong quá trình nhập vào các tầng thiền an chỉ định (jhana). Điều kiện khởi đầu để đạt được những tầng thiền này là việc vượt qua năm chướng ngại, ít nhất là tạm thời. Đặc biệt trong bối cảnh thành tựu các tầng thiền này mà Đức Phật thường đề cập đến năm chướng ngại trên trong các bài giảng của Ngài.
Tải về sách điện tử miễn phí tại:
– Google Play: https://tinyurl.com/y2c3vt37
– Apple Book: http://books.apple.com/us/book/id6499482196