Tin rằng bạn rất quen thuộc bài hát “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” đã đi cùng năm tháng, và đi vào cõi lòng của hàng gần trăm triệu người dân Việt Nam.
19 tháng 5 năm nay là kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân Việt Nam, người bạn thân thiết của nhân dân Trung Quốc. Nhân dịp này, Hộp thư thính giả xây dựng Chương trình đặc biệt” để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà nhân dân Việt Nam thân thiết gọi Người là Bác Hồ.
Trong cuộc đời Cách mạng của Người có chuỗi thời gian dài gắn bó sâu sắc với các vị Lãnh đạo tiền bối của Trung Quốc, đó là những tháng năm không thể nào quên.
Lúc sinh thời, từ những năm 50 cho đến trước năm 1969 Bác từ trần, hầu như sinh nhật nào Bác cũng đến Trung Quốc nghỉ dưỡng, Bác thích đến khu suối nước nóng huyện Tòng Hoá tỉnh Quảng Đông(广东从化温泉). Nay khu nghỉ Tòng Hoá này vẫn trưng bày rất nhiều hình ảnh và các văn vật kỷ niệm Bác.
Bác nói với các cán bộ Trung Quốc rằng: “ 我到中国, 就像在自己家一样”( “Tôi đến Trung Quốc, như ở nhà mình vậy!”)
Các thế hệ 7 X Trung Quốc trở về trước, hầu như ai cũng biết đến胡志明主席-Chủ tịch Hồ Chí Minh,胡伯伯- Bác Hồ. Mong các thế sau cũng biết về 胡伯伯-Bác Hồ, vậy nên chúng tôi có trách nhiệm giới thiệu nhiều về Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ Trung Quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, từ trần vào ngày 2 tháng 9 năm 1969, hưởng thọ 79 tuổi, trong suốt cuộc đời tham gia cách mạng 60 năm của Người, có hơn một nửa quãng thời gian là bôn ba ở nước ngoài để tìm kiếm con đường cứu nước. Trong đó, Trung Quốc là nơi Người sống và làm việc lâu nhất, Trung Quốc cũng là nơi Người đưa ra những quyết sách quan trọng ảnh hưởng tới vận mệnh của dân tộc Việt Nam. Trong suốt thời gian hoạt động Cách mạng tại Trung Quốc, Người đã kề vai chiến đấu, cùng chung hoạn nạn với Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc, đã xây đắp nên mối tình sâu sắc với Đảng và nhân dân Trung Quốc.
Cố Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã có sự đánh giá cao đối với cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thủ tướng từng nói: “Phẩm chất cộng sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự quan tâm nhân dân lao động của Người, ý chí Cách mạng đấu tranh đến cùng chống kẻ thù của Người, tác phong công tác gian khổ giản dị mấy chục năm như một ngày của Người, đáng để mỗi một người Đảng viên Cộng sản noi gương.”
Trong cuộc chiến tranh Mỹ xâm lược Việt Nam, khắp cả nước Trung Quốc đã dấy lên phong trào giúp Việt Nam chống Mỹ rầm rộ. Lúc bấy giờ, Chủ tịch Mao Trạch Đông có câu danh ngôn: “700 triệu nhân dân Trung Quốc là hậu thuẫn vững trắc của nhân dân Việt Nam, Trung Quốc rộng lớn là hậu phương vững trắc của nhân dân Việt Nam.” Tin rằng tất cả những ai kinh qua thời kỳ này đều biết đến câu nói bất hủ này của Bác Mao.
Các bạn thân mến, tin rằng rất nhiều bạn đều từng đọc tập “Nhật ký trong tù” bằng chữ Hán của Bác Hồ. Năm 1942, Bác Hồ từ Việt Nam sang Trung Quốc tiến hành hoạt động Cách Mạng, trong quãng thời gian này, Người bị quân Quốc Dân Đảng Trung Quốc bắt giam. Từ tháng 8 năm 1942 cuối tháng 9 năm 1943, Bác Hồ lần lượt bị bắt giam tại các nhà lao Tịnh Tây, Thiên Bảo, Quả Đức, Nam Ninh, Vũ Minh, Liễu Châu, Quế Lâm Quảng Tây Trung Quốc. Trong những ngày bị giam trong tù và trên đường bị áp giải đến các nhà lao, Người đã sáng tác 133 bài thơ chữ Hán, sau khi biện tập lấy tên là tập thơ “Nhật ký trong tù”,
Sau đây Sảnh Hoa(或请男声代朗诵中文) xin đọc hai bài thơ “Thế lộ nan” từ tập thơ “Nhật ký trong tù ” của Bác Hồ bằng tiếng Phổ thông Trung Quốc.
Kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ và cuốn “Nhật ký trong tù”_fororder_nhat_ky_trong_tu-15_20_44_264
Bài một:
世路难 (一)
走遍高山与峻岩
那知平路更难堪
高山遇虎终无恙
平路逢人却被监
Bài một: Thế lộ nan
Tẩu biến cao sơn dữ tuấn nham
Na tri bình lộ cánh nan kham
Cao sơn lộ hổ chung vô dạng
Bình lộ phùng nhân khước bị giam.
Dịch nghĩa bài thơ như sau:
Bài một: Đường đời hiểm trở
Đi khắp đèo cao, khắp núi cao,
Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao!
Núi cao gặp hổ mà vô sự,
Đường phẳng gặp người bị tống lao?!
世路难(二)
余原代表越南民
拟到中华见要人
无奈风波平地起
送余入狱作嘉宾
Bài thơ thứ hai “Thế Lộ Nan”
Dư nguyên đại biểu Việt Nam dân
Nghĩ đáo Trung Hoa kiến yếu nhân
Vô nại phong ba bình địa khởi
Tống dư nhập ngụ tác gia tân
Dịch nghĩa bài thơ như sau:
Ta là đại biểu dân Việt Nam,
Tìm đến Trung Hoa để hội đàm;
Ai ngỡ đất bằng gây sóng gió,
Phải làm “khách quý” ở nhà giam!
Trong những bài thơ chữ Hán của Bác Hồ, Người đã mô tả những từng trải của mình bằng tâm trạng bình thản, thậm chí còn có chút dí dỏm, đã thể hiện tinh thần tích cựclạc quan và bất khuất của nhà lãnh đạo Cách mạng.
Hai nước Trung –Việt, núi sông liền một dải, văn hóa tương thông tình hình tương đồng, lại cùng chung ý thức hệ, nhân dân hai nước có mối tình hữu nghị sâu sắc truyền thống. Hôm nay, 131 năm ngày sinh của Người, chúng tôi một lần nữa chúc tình hữu nghị của nhân dân hai nước Trung –Việt mãi mãi xinh tươi, đời đời bền vững.
Dòng chính hữu nghị của hai nước Trung-Việt luôn luôn vượt qua mọi thử thách trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Tình hữu nghị truyền thống Trung-Việt đã được kế thừa và phát huy qua các thế lãnh đạo của hai nước. Đây cũng chính là nguyện vọng chung của các vị lãnh đạo tiền bối hai nước Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và nhân dân hai nước Trung-Việt.
Bác Hồ đã mãi mãi đi xa, nhưng hình ảnh của Người luôn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có nhân dân Trung Quốc.
Hộp thư Thính giả trên sóng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc xin tạm khép lại tại đây, Sảnh Hoa xin chào tạm biệt các bạn.