Ngày 11 tháng 11, người TQ gọi là "Ngày Song thập nhất", và quan niệm đây là "Ngày độc thân". Trong chương trình Văn nghệ cuối tuần CRI đêm nay, Ngọc Ánh xin giới thiệu nội dung liên quan đến "Ngày Độc thân Song thập nhất" này.
Cách đây mấy năm, cứ đến ngày 11 tháng 11 là các cô các cậu trẻ tuổi Trung Quốc thường coi đây là ngày rất thê thảm, vì họ thấy các cặp trai gái cùng lứa âu yếm với nhau, mà mình thì vẫn chăn đơn gối chiếc, cho nên không khỏi cảm thấy cô đơn và tủi thân. Ở Trung Quốc có rất nhiều ca khúc mang đề tài liên quan đến trai gái độc thân, ví dụ như "Chia tay rồi cũng vui","Cô đơn suốt đời", "Tuyệt vời một mình", "Để lại bi thương cho bản thân", ca khúc "Tình ca độc thân" do giọng ca nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc Lâm Chí Huyên thể hiện chính là hình ảnh thu nhỏ tập trung phản ánh cõi lòng cô đơn thương cảm của cộng đồng trẻ còn độc thân.
Lời bài "Tình ca độc thân" có đoạn:
Tôi không nắm lấy tình yêu
Cứ giương mắt nhìn nó trượt đi
Trên đời đâu cũng có người hạnh phúc
Cớ sao không thêm tôi một người
Muốn tìm kiếm người mình yêu nhất
Yêu thiết tha và yêu đắm đuối
Để giã từ cái cảnh độc thân
Hỡi nàng si tình, tuyệt tình, bạc tình
Mau đến để lại vết thương cho tôi
Thế nhưng, mấy năm trở lại đây, "Taobao", một mặt bằng giao dịch trực tuyến lớn nhất Trung Quốc và cũng là lớn nhất châu Á, đã lợi dụng ngày 11 tháng 11 rất đặc biệt này để quảng bá khuyến mại, do vậy mà đã thu hút hằng mấy trăm triệu cư dân mạng Trung Quốc mua sắm trực tuyến đến điên cuồng.
Được biết, tính đến 0 giờ giờ Bắc Kinh ngày 12 tháng 11 vừa qua, hoạt động kích cầu mua sắm trực tuyến của "Siêu thị Thiên Miêu" trực thuộc "Taobao" online đã mang lại doanh thu những hơn 57 tỷ Nhân dân tệ. Ôi chà, có nghĩa là chỉ một ngày khuyến mại kích cầu thôi mà đã mang lại doanh thu những hơn 9 tỷ USD hàng bán lẻ trực tuyến, khiến mọi người không khỏi sửng sốt. Qua đó có thể thấy, sức mua của cư dân mạng Trung Quốc quả là vô cùng mạnh mẽ, và cứ đến ngày "Song thập nhất" hằng năm, lại có những chữ mới thể hiện tiềm lực mua bán mạnh mẽ của Trung Quốc.
Đáp ứng nhu cầu lấp bằng sự trống trải của cộng đồng độc thân bằng lấy vật chất làm dịu phần nào tình cảm bị lẻ loi của họ, kích cầu quả là một biện pháp khéo léo. Do vậy mà "Ngày Độc thân" đã diễn biến thành "Các-na-van mua sắm" của cộng đồng độc thân Trung Quốc.
Mời các bạn thưởng thức ca khúc "Có anh thật tốt"
do Phạm Vĩ Kỳ và Dương Thừa Lâm hai nữ ca sĩ xinh đẹp Đài Loan Trung Quốc trình bày.
Có người nói, nguyên nhân vẫn độc thân không phải vì chàng Hoàng tử Bạch mã hoặc Nữ thần trong mơ vẫn chưa xuất hiện, mà là bởi khả năng giao tiếp của cộng đồng độc thân vẫn chưa mạnh, cõi lòng vẫn chưa rộng mở. Ngọc Ánh nghĩ, nói vậy cũng có lý. Tin rằng bất cứ ai vào độ tuổi thanh xuân, thể nào cũng có anh chàng hoặc cô nàng nào đó khiến bạn cảm thấy lòng hồi hộp tim thổn thức, thấp thỏm đứng ngồi không yên, và hễ thấy người phải lòng mình xuất hiện từ xa đã đỏ mặt. Thế nhưng vì sao mà họ lại không đến với nhau trong một cơ duyên nào đó để nên vợ nên chồng nhỉ? Đó chẳng phải vì cái tính nhút nhát thiếu can đảm tự tin đó sao?
Sau đây, Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn bài viết của một cư dân mạng TQ nhan đề:
Vợ chồng- không phục -nâng đỡ- chịu phục- hạnh phúc, đối với các bạn còn đang độc thân mà nói, đề tài vợ chồng của bài viết này có lẽ còn hơi xa, thế nhưng, cách cư xử giữa hai vợ chồng hay là tình yêu lứa đôi thực ra thì cũng như nhau cả thôi.
Giả như hai người đều không muốn mình trở nên khờ dại, đều rất khôn khéo, việc gì cũng phải tìm hiểu cho rành mạch ngọn ngành. Đã minh bạch đâu vào đấy rồi, vậy thì chỉ có chuẩn bị chia tay mà thôi.
"Chớ có chinh phục đối phương", đây là vấn đề tối quan trọng giữa hai vợ chồng! Chinh phục, là hiện tượng hay xảy ra giữa hai vợ chồng với nhau, thường thì hai người cứ tranh cãi ai đúng ai sai, rồi truy cứu cái sai của đối phương! Rồi tranh cãi ai phương hại đến ai, ai là người quá đáng! Hết thảy hiện tượng này, đều phải tránh.
Đôi vợ chồng thương yêu nhau, bao giờ cũng phải giả vờ ngô nghê với nhau! Giả vờ như lờ đi không thấy! Yêu nhau, phải che đậy những khuyết điểm của nhau! Có thể chấp nhận những khiếm khuyết của nhau rồi, mới là đôi vợ chồng thương yêu nhau thực sự.
Đã yêu rồi, đừng làm khó dễ cho đối phương, đừng trách móc đối phương! Cứ làm bộ ngô nghê mà chung sống với nhau. Ngô nghê, là bởi vì đã quyết định rồi, đã chấp nhận rồi, vậy thì chẳng còn gì cần phải tìm hiểu, để hiểu biết thêm, để sửa sai, để hoàn thiện nữa! Đối phương có tiến bộ nên công nhận, mà không tiến bộ thì cũng nên chấp nhận! Thương yêu nhau, chính là ở điều này.
Cả dòng đời của mình, có một người để mà yêu, để mà thương yêu lẫn nhau, đẹp đẽ biết nhường nào! Đừng nên phá hoại, việc to tát đến đâu cũng không đáng để phá hoại. Đừng làm những trò thông minh vặt đối với người mà mình yêu, mà bạn nên khôn khéo thì hơn! Nếu muốn, thì nên bằng cái tâm của mình!
Đừng bao giờ nặng lời với người mình yêu! Đừng bao giờ! Đừng bao giờ làm điều gì phá vỡ bầu không khí hài hòa cũng như tâm trạng của nhau!
Đàn ông nóng tính là chuyện thường tình, nhưng nếu nổi giận thì anh nên xả hết cho trời cho đất, chứ đừng có mà xả cho vợ nhé. Bởi vì bất kể tâm trạng của anh tốt hay xấu, người ngoài họ có thể quay đi ngay, thế nhưng chỉ có vợ anh là người luôn ở bên anh, cùng trải qua những quãng ngày tâm trạng anh ảm đạm, hoặc cùng chung hưởng những lúc anh hớn hở đắc ý. Trong cả dòng đời của mình, rất có thể anh đã có được nhiều thứ và cũng bị mất mát nhiều thứ, thế nhưng người cùng anh trải qua suốt dòng đời chỉ có một mà thôi. Trời cao đất rộng, đều không thể bằng có được người vợ suốt đời ở bên anh.
Ai cũng chỉ có thể vừa học vừa lĩnh hội nghĩa lý này, bởi vì chẳng mấy người có thể làm tốt điều này cả. Cho nên đừng nên làm người chỉ biết nói mà không biết làm.
Vợ chồng chung lòng, đất biến thành vàng. Chuyện gia đình thì chẳng có gì là đúng hay sai, chỉ có hòa thuận hay không mà thôi, gia đình hòa thuận thì vạn sự hưng thịnh.
Gia đình là nơi để bày tỏ tình thương yêu nhau, chứ không phải là nơi để bày vẽ lý sự.
Mỗi gia đình đều có cái gốc và cái hồn, cái gốc và cái hồn đều do người vợ nắm quyền chi phối.
Sức mạnh vĩ đại nhất trên đời này chính là tình yêu, vũ khí mạnh mẽ nhất chính là cảm động.
Cãi nhau nhưng vẫn không xa nhau, đay nghiến nhưng vẫn không bỏ nhau, ra tay mà không bỏ chạy, đây mới chính là tình yêu thật sự.
Không phải vì mệt mỏi rồi mới chia tay nhau, chẳng phải vì không hợp nhau rồi mới bỏ nhau. Cho dù mệt mỏi đến mấy đi nữa vẫn muốn ở bên nhau, cho dù không hợp nhau nhưng vẫn cứ cố gắng tranh thủ, mệt là vì coi trọng, không hợp nhau là vì vẫn yêu đằm thắm, tình yêu thật sự không có mấy lý do gì để mà mượn cớ cả.
Hai người ở bên nhau lâu ngày rồi khó tránh khỏi những lúc va chạm cãi nhau, người vợ hễ tức tối thường bổ những câu sắc như dao vậy, thế nhưng người chồng chịu ở lại để cãi với vợ nhưng không muốn rời khỏi vợ nửa bước, đây mới là người chồng thương yêu vợ thật lòng.
Khi anh chê cô nàng bên cạnh anh không được xinh xắn cho lắm, thì phải chăng anh nên nghĩ rằng biết bao người đàn ông đang thèm muốn có được người một phụ nữ dành cho anh thứ tình cảm đến chết cũng không thay lòng đổi dạ?
Một khi mà cô ấy đã hiến cho anh tất cả rồi, thì anh nên cảm thấy thỏa mãn, bởi chị ấy không phải coi anh là người đàn ông điển trai hay không, giàu có hay không, mà là chị ấy đã ở tư thế sẵn sàng cùng anh đồng cam cộng khổ rồi.
Khi chị chê anh ấy là người đàn ông không xuất sắc, thì phải chăng chị nên suy nghĩ rằng anh ấy đầu tắt mặt tối suốt ngày cố gắng cho công việc chỉ vì muốn tạo điều kiện sinh hoạt càng tốt hơn cho người mình yêu?
Khi người đàn ông vì chị mà cố gắng phấn đấu bằng hai bàn tay trắng, thì chị nên cảm thấy nên thỏa mãn rồi, anh ấy phải lòng chị không phải vì chị xinh đẹp ra sao, gợi cảm như thế nào, mà là vì anh ấy không muốn người phụ nữ theo anh phải sống khổ.
Sống bên nhau lâu ngày rồi, trở nên dần dần dựa dẫm vào nhau, tình yêu dần dần trở thành tình thân, cho dù hai vợ chồng đã không còn cháy bỏng như những buổi ban đầu nữa, nhưng đừng quên rằng hai người còn có tình cảm với nhau. Khi mà bạn muốn chia tay với đối phương, phải chăng nên nghĩ lại rằng vì sao ban đầu mình lại lấy cô ấy hoặc gả cho anh ấy và sống với nhau cho đến ngày nay? Chung sống với nhau lâu ngày rồi, cho dù đã không còn yêu đương như thủa ban đầu nữa thì cũng nên lựa chọn ăn ở bên nhau suốt đời.
Trên đây các bạn vừa nghe bài viết:
"Vợ chồng- không phục -nâng đỡ- chịu phục- hạnh phúc " của một cư dân mạng Trung Quốc.
Cuối cùng, mời các bạn thưởng thức ca khúc
"Nắm tay", đây là bài hát kinh điển do Tô Nhuế, nghệ sĩ nổi tiếng Đài Loan Trung Quốc trình bày.
Ca từ rằng:
Bởi yêu tình yêu của anh
Bởi mơ giấc mơ của anh
Nên buồn nỗi buồn của anh
Hạnh phúc với hạnh phúc của anh
Bởi đi qua con đường của anh
Bởi khổ qua nỗi khổ của anh
Nên vui niềm vui của anh
Theo đuổi những mưu cầu của anh
Bởi không dám nghe lời thề
Bởi không dám tin lời hứa
Nên yên lòng sự trầm mặc của anh
Thuyết phục vận mệnh ngày mai
Chẳng mưa gió nào có thể tránh
Chẳng gập ghềnh nào không phải đi
Nên yên tâm lắm lấy tay anh
Không hề nghĩ "nên chăng quay đầu"
Phải chăng bàn tay đã nắm lấy tay
Kiếp trước chưa chắc đã là tốt đẹp
Phải chăng đường đời có anh bầu bạn
Kiếp này sẽ còn tất bật hơn
Nên bàn tay đã nắm lấy tay
Kiếp sau vẫn cùng nhau đi tiếp
Nên đường đời có anh chung bước
Chẳng có tháng ngày cần hối tiếc...
Cái hồi tôi chuẩn bị đi nước ngoài, một đứa bạn gái nhét vào tay tôi ba chiếc chuông bò nhỏ bằng đồng buộc lại thành một túm. Vào thời buổi đó, chẳng mấy ai coi trọng những thứ quê mùa. Còn nhớ rằng, năm đó ở Đài Bắc cũng không bán có trang phục may sẵn. Muốn mặc áo mới thì chỉ có thể đi các hiệu may Tây. Cầm tấm vải, ngồi lên chiếc ghế con giở từng trang tạp chí Mỹ, ngắm ưng ý kiểu nào rồi, thì mời thợ theo đó mà may, ngay cả khuy áo, cũng phải tự ra phố mà mua về. Đó là thời buổi rất sính ngoại, cũng bởi vì, lúc bấy giờ vật chất của Đài Loan còn chưa phong phú. Khi tôi cầm chiếc ảnh chụp xiên chuông bò ở góc trên bên trái, liền hỏi đứa bạn gái rằng từ đâu mà có được xiên chuông bò này, thì nó nói rằng lấy từ dưới quê lên, nó bảo tôi mang theo xiên chuông bò ra nước ngoài. Tôi lắc lắc xiên chuông này, tiếng chuông không giòn vang cho lắm, như có cái gì hóc trong cổ họng vậy, hễ chạm vào, là chúng chỉ vang lên khục khịch vài tiếng là hết.
Coi xiên chuông bò này là nắm đất của quê hương, thì nó lại không có mùi thơm của đất, và cũng chẳng có chất đất màu mỡ gì cả, thế nhưng có thứ này còn hơn là không. Thế là tôi mang theo xiên chuông bò cất trong va ly rất nhiều năm, mà cũng chẳng đoái hoài gì đến nó cho lắm.
Mãi cho đến khi tôi tới sa mạc, ông xã phát hiện xiên chuông này, anh ấy liền cầm lên chơi rất lâu, tôi thấy anh ấy hình như rất thích tạo hình của chùm chuông này, liền xiên nó vào chùm chìa khóa của anh ấy, từ đó ba chiếc chuông bò nho nhỏ này luôn theo bên mình anh ấy.
Về sau, nhà tôi từng có chuông gió, chuông thanh tre, cũng đều chỉ treo một thời gian sau là lại lấy xuống. Nơi chúng tôi ở luôn có gió mạnh, những chiếc chông gió cứ kêu leng keng không ngừng, nghe mà cảm thấy ồn ào. Không bằng những nơi không có gió, thỉnh thoảng mà có gió thổi tới, tiếng chông vang lên những âm điệu rời rạc, đó là niềm vui thỉnh thoảng xuất hiện, đấy mới là cảm giác khác thường.
Về sau chúng tôi lại mua về từng xiên từng xiên chuông gió Tây Ban Nha, thế nhưng chúng phát ra âm thanh lại càng không hay, còn khó nghe hơn cả tiếng ho nữa, thế là chỉ có thể treo lên làm đồ trang trí, chứ không nghe âm thanh của chúng. Có một dạo chúng tôi đến sống tại Nigeria Tây Phi, những ngày sống trong điều kiện vật chất hết sức thiếu thốn, mà tinh thần cũng cực kỳ đau khổ, có thể nói là không tìm kiếm được bất cứ sức mạnh nào có thể khiến con người vui lên. Lúc bấy giờ, ông xã làm cả ngày lẫn đêm, vậy mà công ty vẫn cứ khất nợ không chịu trả lương, trông anh mà khiến tôi hết sức đau lòng, thương cho anh, ấy vậy mà ngược lại tôi lại cứ kiếm chuyện to tiếng cãi cọ với anh. Hồi đó, hai vợ chồng chúng tôi cãi nhau rồi lại làm hòa, hòa rồi lại cãi, cuối cùng thường cứ là cả hai ôm đầu mà khóc, không biết tiền đồ ở nơi nao, mà điều kiện kinh tế gia đình thì lại ngày một sa sút đi, cái công ty chết tiệt đáng xuống địa ngục kia thì cứ là đã ngốn tiền lương nhân viên thì thôi lại còn tịch thu luôn cả hộ chiếu nữa.
Câu chuyện này, tôi đã viết vào trong truyện vừa "Hoa tháng Năm", hình như tập trung vào trong cuốn sách "Cái đêm dịu dàng", thôi thì không lặp lại ở đây nữa. Trong tâm trạng chán chường như vậy, một hôm, ông xã về nhà, đưa cho tôi hai chiếc chuông trông như móng vuốt vậy. Tôi đang ngồi trong màn, giơ tay đỡ lấy hai chiếc chuông này, mà cũng chẳng nghĩ lắc lắc chúng, chỉ đờ người ra mà thôi.
Anh ấy nói với tôi rằng: "Em nghe tiếng chuông đi, vui tai lắm, em nghe này..." nói rồi, anh lắc nhẹ đôi chuông. Tiếng chuông vang lên thứ âm thanh nhè nhẹ, như một làn mưa phùn gió nhẹ thổi qua mảnh đất khô cằn nứt nẻ, dư âm nhỏ nhẹ từng âm một, cứ vờn quanh cõi lòng. Tiếng chuông nhỏ vừa dứt, anh lại lắc nhè nhẹ, đó là thứ âm thanh thần kỳ giòn vang mà tôi chưa từng nghe trong đời, nghe vậy, nghe vậy, rồi nỗi niềm uất ức đè nén trong lòng bấy lâu nay lúc này mới biến thành mặt hồ nước phẳng lặng, đã hòa tan bức tường chặn ngang chốn lồng ngực.
Chồng tôi đã đổi hai chiếc chuông nhỏ này bằng con dao chuôi xương bò từ tay một công nhân người Nigeria.
Anh ấy chẳng có gì cả, ngoài con dao luôn ở bên mình. Con dao đó là vật quý giá duy nhất của anh, vậy mà để mua vui cho vợ, anh đã đem đổi lấy đôi chuông nhỏ này. Đó là con dao rất tốt, đó là đôi chuông nhỏ huyền bí nhất trên đời.
Có một năm, tôi trở về Đài Loan dạy học, một em học sinh mang một đống chuông đồng để tôi chọn. Tôi vừa mỉm cười, vừa lắc thử hết chiếc này đến chiếc khác, cuối cùng chọn một chiếc chuông trông rất khá. Về sau, tôi xiên đôi chuông đồng Nigeria với chiếc chuông đồng Trung Quốc lại với nhau bằng sợi dây màu đỏ. Mỗi khi về nhà vào ban đêm, vừa mở hé cửa là chạm nhẹ vào chúng. Căn nhà của tôi, tuy lúc về nhà không ai bật đèn đóm ra chào đón, thế nhưng lại có âm thanh, mà thứ âm thanh này hát câu: "Anh vẫn đang yêu em".
Còn xiên chuông đồng được đứa bạn gái tặng tôi coi là vật để nhớ về quê hương, thì ngày nay có hàng lô hàng đống bán trong các cửa hàng thổ sản, cửa hàng quà tặng. Mà nỗi "hương sầu" của tôi, sau khi đã đi qua muôn núi ngàn sông, nhưng vẫn cảm thấy "hương sầu" như đến từ bốn phương tám hướng, cuộc bể dâu đó, phải chăng có thể hàn gắn bằng dải đất nằm ngay dưới chân, đây quả là một câu hỏi rất lớn.