Share Trí Minh Lê
Share to email
Share to Facebook
Share to X
Nền công nghiệp thời trang của chúng ta hiện tại đang diễn biến theo một chiều hướng có thể hiểu là bị kiểm soát tuyệt đối với thế độc quyền của các thương hiệu và tập đoàn lớn như LVMH, Kering. Vậy thì đường đi của các nhà thiết kế trẻ mới, sáng tạo sẽ như thế nào?
Như mọi người đều biết rằng HungOcb là một nhân vật có ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng thời trang Việt Nam với thông điệp chính “Mặc đi sợ đ*o gì”.
Tuy nhiên, ngoài những hình ảnh “Bodoi” trên mạng xã hội thì chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về con người Hùng như thế nào cũng như các góc nhìn của nhân vật "Ngông" và đầy "thú vị" này về cộng đồng thời trang hiện tại. Đó là lí do hôm nay Phiếm thời trang S01E01 với host là Trí Minh Lê sẽ cùng nghe với các bạn về suy nghĩ của Hùng nhé!
Khái niệm Muse : /myo͞oz/ hẳn mọi người đã nghe rất nhiều không chỉ trong thời trang mà ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những câu pick-up lines phổ biến trên các nền tảng xã hội sẽ không mang cảm giác “nghề nghệ” bằng đúng câu: “You’re my muse”. Được phiên dịch ở Việt Nam với cụm từ “Nàng thơ”, vậy những Muses trong ngành công nghiệp thời trang là ai và họ làm gì?
Martin Margiela thì không cần phải nói nhiều – được coi như là 1 cây đại thụ trong nền thời trang và các công trình mà ông đã làm đều có những tác động tới nền công nghiệp ăn mặc của con người tới thời điểm hiện tại. Trong đó, không thể không nhắc tới fashion show đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử thời trang cũng như bước tiến ảnh hưởng của Martin Margiela. Đó là Fashion Show năm 1989.
Chúng ta hay coi các show diễn thời trang nhưng thứ tập trung mọi ánh nhìn vẫn luôn là người mẫu trên sàn, những bộ quần áo mới, concept/độ trang trí của sân khấu mà ít khi nào để ý tới khán giả coi show – Những người ngồi ở hàng phía đầu, những người được xem trực tiếp show diễn và xuất hiện cũng khá nhiều trên các clip truyền thông. Một thời gian không lâu trước đã có một trend trên nền tảng Tiktok “Front-row in Fashion show” nôm na là “Nếu bạn là người được ngồi ở hàng đầu tiên của 1 fashion show, trông bạn sẽ như thế nào?”. Nhưng thực sự nó có dễ dàng như vậy không?
Mời các bạn nghe podcast
Thời buổi mạng xã hội và Internet phát triển – con người có cơ hội tiếp cận nhiều thứ gián tiếp mà không phải trực tiếp và mở mang tầm mắt chỉ trong 1 màn hình máy tính gỏn gọn. Sự xuất hiện của những công nghệ mới như VR, 3D, AI mang tới nhiều trải nghiệm "ảo" dành cho người tiêu dùng với thời trang nhưng với bản thân mình - đặc biệt là ở ngành công nghiệp Thời Trang thì mọi thứ cần phải thật. Trang phục thật do con người thật, chuyển động trên cơ thể thật. Và chúng ta sẽ nói về giá trị của các Fashion Runway và sự trải nghiệm thực tế.
Graphic/ “Đồ họa – Hoạt họa” chắc chắn chẳng xa lạ gì với thời trang đường phố Việt Nam – từ những founders đến người dùng. Được xem là “Con gà đẻ trứng vàng” khi tiêu chuẩn đầu tiên và tiên quyết của rất nhiều local brands Việt Nam đó là phải có 1 chiếc graphic tee.
Nhưng nó còn liệu đúng trong khoảng thời gian này hay không khi có quá nhiều sự kiện xảy ra cũng như tập tính khách hàng trẻ đang thay đổi và được nâng cấp dần theo thời gian?
Xin chào mình đã trở lại rồi đây.
Podcast này sẽ nói cách mà các fashion brands – đặc biệt là các streetwear brands hay luxury/high-end fashion thời kì đỉnh cao của “Thời trang đường phố” kiếm bộn tiền từ khách hàng nhờ cách bài trí graphics hay đơn giản là “Xây dựng tông xoẹt tông/ton sur ton” trong công cuộc thuyết phục “Mua đồ tao à, mua nhiều hơn nữa đi”.
Local brands - khái niệm được nhắc rất nhiều trong mấy năm gần lại đây. Từ miệng truyền miệng, từ tin tức, từ báo chí, từ các kênh truyền thông. Nhưng local brands có phải chỉ gói gọn trong những gì chúng ta biết ở thời trang hay rộng hơn? Mời các bạn nghe podcast.
Các bạn nghĩ rằng đang nghĩ mình bị lệch đề không. Tại sao vấn đề về đô thị và quy hoạch lại liên quan tới thời trang? Tại sao nó lại là thứ cần thiết cho sự phát triển của nền công nghiệp thời trang Việt Nam trong thời điểm tương lai?
"Không gian" - "Cảm hứng" - "Trình diễn" - "Kiến thiết".
Con người luôn luôn có tính "Nghệ thuật" nào đó trong bản năng. Bằng một cách nào đó, chúng ta sẽ thể hiện sự "Thường thức nghệ thuật" theo nhiều cách truyền tải khác nhau. Đó có thể là âm nhạc, đó có thể là nhảy múa (Ví dụ trong phòng tắm, phòng ở), đó có thể là chữ viết, đó có thể là giọng nói. Và tất cả điều trên đều cần có một thứ gọi là "Không gian".
Mời các bạn nghe podcast để biết rõ hơn
The podcast currently has 38 episodes available.
124 Listeners
29 Listeners