Share Y Radio
Share to email
Share to Facebook
Share to X
Bạn đã từng nghe kể về sự kỷ luật và văn hoá OT khi đi làm ở Nhật Bản?
Bạn có biết về chế độ trả lương seniority-based (theo thâm niên) tại các công ty của đất nước này?
Có những công ty trả lương cho nhân viên nam cao hơn 25% so với nhân viên nữ?
Trong tập 4 của series #WorkAbroad, chúng ta cùng đến với khách mời Bùi Hà My - hiện đang làm trong một tập đoàn quốc tế tại Nhật Bản.
Hà My đã sinh sống và làm việc ở Nhật Bản được 8 năm. Qua góc nhìn của Hà My, những câu chuyện về cuộc sống và việc đi làm tại xứ sở hoa anh đào sẽ được hé lộ.
Liệu cuộc sống tại Nhật Bản có giống trong "mơ" như nhiều người đồn đoán?
Tập podcast lần này có một điều đặc biệt, đó là Coach Mai Anh cũng sẽ chia sẻ những góc nhìn của mình thay vì chỉ là người phỏng vấn như mọi khi. Coach Mai Anh đã có kinh nghiệm sinh sống và đi làm ở Nhật Bản trong những năm tháng đại học, cũng đã đọc và viết những nghiên cứu về việc đi làm ở đất nước này nên sẽ cung cấp cho các bạn thính giá một góc nhìn xã-hội-học cho những vấn đề đương thời của Nhật Bản.
Mời các bạn lắng nghe!
Nếu đã từng xem bộ phim "Goblin" (Yêu Tinh) chắc hẳn bạn mê mẩn với những cảnh quay tuyệt đẹp tại đất nước Canada - Một trong những quốc gia đáng sống nhất thế giới.
Canada sở hữu một nền văn hóa đa sắc màu, môi trường sống xanh sạch đẹp, người dân thân thiện và cùng vô vàn những điều thú vị. Ngoài ra, với những thay đổi trong những chính sách nhập cư thời gian gần đây, đất nước với biểu tượng lá phong này đang thu hút sự chú ý của khá nhiều người có mong muốn tới định cư và làm việc.
Nhưng thị trường lao động và môi trường làm việc ở Canada thì sao nhỉ? Liệu đất nước rộng lớn có phải là một nơi đáng để du học, sinh sống làm việc hay không?
Câu trả lời sẽ được bật mí trong số thứ 3 của series WorkAbroad, “Đi làm ở Canada” dưới góc nhìn của khách mời Dương Hoàng Mỹ Anh - đã học tập và làm việc tại Canada được 5 năm. Hiện nay Mỹ Anh đang làm trong lĩnh vực tuyển dụng và nhân sự, vậy nên sẽ cung cấp cho chúng ta những góc nhìn vô cùng thực tế về tình hình thị trường lao động tại Canada.
Mời các bạn lắng nghe Podcast!
"Để làm việc ở Singapore, cậu cần là một người có mục tiêu xa, luôn work hard và làm việc chăm chỉ."
"Bọn tớ đã chạy khá liên tục trong 10 năm qua, chưa từng ngừng nghỉ ngày nào hết. Nhưng nếu cậu đã chạy liên tục như thế, thì đến một ngày, cậu sẽ quên mất rằng mình đang chạy."
-----
Cùng lắng nghe Ep 2: "Đi làm ở Singapore: Chạy đến mức quên mất mình đang chạy" trong series #WorkAbroad. Trong tập này, Coach Mai Anh đã đi đến Singapore và phỏng vấn trực tiếp 3 bạn Minh Vũ, Dương Phạm và Nhâm Hùng - đã sinh sống và làm việc ở Singapore 10 năm - về cuộc sống và công việc ở đảo quốc sư tử này.
- Liệu môi trường đi làm ở Singapore có áp lực?
- Bạn cần những tiêu chí gì để có thể "sống sót" với tốc độ của người dân Singapore?
- Trên một đất nước đa dạng về văn hoá như thế, bạn có những thuận lợi/bất lợi gì khi đi làm?
Mời bạn lắng nghe podcast!
Môi trường làm việc ở Phần Lan như thế nào?
Các công ty ở Phần Lan có chú trọng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của nhân viên?
Trong giờ nghỉ trưa ở công ty, người Phần Lan hay nói chuyện gì? Bonding với nhau như thế nào?
Phúc lợi xã hội ở Phần Lan ra sao?
Chào mừng các bạn đến với một series mới có tên Work Abroad, chuyên lắng nghe những câu chuyện đi làm vòng quanh thế giới.
Mình tin rằng chủ đề này được rất nhiều bạn quan tâm và sẽ muốn lắng nghe để từ đó có cơ sở so sánh với việc đi làm ở Việt nam, nhằm mục đích học hỏi những điều hay ho từ nước bạn, trân trọng những điều tuyệt vời trong môi trường làm việc hiện tại hoặc đưa ra những định hướng cho công việc trong tương lai.
Trong tập podcast thứ 1: Đi làm ở Phần Lan, mình sẽ phỏng vấn chị Hoè (Sophora Pham) - người đã sinh sống, học tập và làm việc tại Phần Lan rất nhiều năm rồi.
Mời các bạn lắng nghe!
Bạn luôn cảm thấy bản thân không có được tư duy và kinh nghiệm như những người đồng nghiệp?
Bạn vừa đổi sang một ngành mới và cảm thấy choáng ngợp với hành trình đầy mông lung phía trước?
Bạn hiện đang làm trái ngành, và lúc nào bạn cũng sợ rằng người khác tìm ra lỗ hổng kiến thức của mình, nói rằng mình kém cỏi?
Làm trái ngành, hay chuyển sang một ngách mới, chuyên môn mới, cũng giống như việc bạn phải quay về vạch xuất phát trong khi những người xung quanh đã đi được một quãng xa rồi. Đây là cảm giác không dễ chịu một chút nào. Chắc hẳn nó khiến cho không ít người trong chúng ta cảm thấy đầy bất an về tương lai và sự nghiệp.
Trong series #Confidence EP 9: LÀM TRÁI NGÀNH - BẠN CÓ SẴN SÀNG, Coach Mai Anh sẽ chia sẻ câu chuyện cá nhân của mình và đưa ra lời lý giải cho những băn khoăn, lo lắng của những người thay đổi chuyên môn, làm trái ngành, cũng như một vài gợi ý cho những trường hợp này.
Mời các bạn lắng nghe podcast!
Trong thời đại này, nhiều bạn trẻ mệt mỏi khi ngày đi làm ngày 8 tiếng, về đến nhà thì trời đã tối mịt, gần như không có thời gian cho bản thân. Họ cảm thấy cuộc sống gần như chỉ là quãng đường từ văn phòng đến nhà.
Đâu là sự khác biệt giữa kỳ vọng của họ trước khi đi làm và sau khi đi làm?
Nếu những người trẻ ấy mong muốn một cuộc sống dễ dàng, liệu họ có phải đối mặt với nỗ lo đang bị thụt lùi hay không?
Nói cách khác, bạn có nên hi sinh sự thoải mái tinh thần của mình để đổi lấy hiệu suất công việc và lộ trình phát triển sự nghiệp không?
Không chắc podcast sẽ giải đáp được tất cả câu hỏi của bạn, nhưng Coach Mai Anh hy vọng nó sẽ khiến bạn cảm thấy được lắng nghe và đồng cảm.
Mời các bạn lắng nghe podcast.
Red Flag (cờ đỏ) là gì mà gần đây chúng ta nói về nó nhiều vậy?
Trong văn hoá giới trẻ hiện nay, khi mà các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Bumble, Gindr, Facebook Dating đang cực kỳ phổ biến, nhiều người dễ dàng "dán nhãn" người khác là red flag và cho rằng họ độc hại, cần phải tránh xa. Tuy nhiên, liệu bạn có đang hiểu đúng vấn đề?
Hãy cùng Coach Mai Anh và Thảo Chi bàn luận về chủ đề này trong Ep 7 nhé!
Tại sao câu trả lời “tôi không biết” lại có thể là biểu hiện của việc lười tư duy, hay trốn tránh vấn đề?
Trong tập podcast thứ 6 của series #Confidence, Coach Mai Anh cùng Thảo Chi sẽ bàn luận về những trường hợp mà người ta hay trả lời "tôi không biết" khi được hỏi về những vấn đề quan trọng liên quan tới cuộc đời họ.
Dĩ nhiên, để có thể nói ra những suy nghĩ thật và thể hiện ra sự mong manh của mình, không phải ai cũng sẵn sàng. Có những người dành hơn nửa đời người mới dám thừa nhận. Có những người không bao giờ có thể làm được việc ấy.
Thế nhưng, chừng nào mà chúng ta còn không đủ dũng cảm để đối mặt với vấn đề của chính mình, chừng ấy người khác vẫn chưa thể giúp được
Mời các bạn cùng lắng nghe podcast.
Đã bao giờ bạn nghe câu nói “Có mỗi việc như vậy mà cũng phải kêu ca, buồn bã? Bao nhiêu người khó khăn, áp lực hơn còn chưa kêu ca thì có mỗi việc cỏn con như thế thì kêu ca nỗi gì?”
Hồi còn nhỏ chúng ta cảm thấy rất ấm ức khi bị cha mẹ la mắng như vậy. Tuy nhiên giờ trưởng thành, phải tự thân vận động, đi làm kiếm tiền nuôi bản thân, công việc ngập đầu không thở được cũng không dám kêu ai, chúng ta mới nhận ra cha mẹ đã vất vả như thế nào và những áp lực khi xưa mình kêu ca là chuyện vặt vãnh.
Tuy nhiên, thế thì nỗi đau của người trẻ chúng ta đáng giá bao nhiêu? Nó có đáng để chúng ta phải tìm cách xử lý không, hay tốt nhất là ta gạt nó sang một bên, hoặc đè nén nó xuống để đỡ ảnh hưởng tới những người xung quanh? Chủ đề này sẽ được Coach Mai Anh và Thảo Chi bàn luận trong Ep 5 của series #Confidence: Nỗi đau của người trẻ đáng giá bao nhiêu?
Mời các bạn lắng nghe.
Tại sao các bạn Gen Z hay “nhảy việc”?
The podcast currently has 19 episodes available.