Share EduCast
Share to email
Share to Facebook
Share to X
By Edlab Asia
The podcast currently has 23 episodes available.
Vì sao việc học đọc dễ với người này, khó với người kia? Đây hẳn là một câu hỏi khó đã tồn tại từ rất lâu. Chúng ta đều biết câu trả lời không chỉ đơn thuần là trí thông minh sẵn có hay sự nhẫn nại kiên trì. Ta cũng đều biết, có nhiều vấn đề ngoài lề khác kìm hãm khả năng của trẻ. Điều kiện kinh tế xã hội từ lâu đã được cho là có liên hệ với khả năng đọc của trẻ. Và, chưa kể đến xuất thân, những em có khả năng giao tiếp không tốt hay gặp khó khăn trong phát âm nói chung dường như sẽ phải chịu không ít vất vả. Nhưng rốt cuộc thì điều gì ẩn giấu dưới những khác biệt đó? Chúng ta đã học cách chuyển các biểu tượng trừu tượng thành các âm thanh có ý nghĩa như thế nào, và tại sao lại có những trẻ làm tốt hơn trẻ khác trong quá trình này?
Nhiều giáo viên nói rằng đôi khi việc xây dựng các kết nối và cộng đồng lớp học còn quan trọng hơn việc tuân theo tất cả các quy tắc một cách nghiêm ngặt. Trong lớp học, việc không phản hồi một cách chắc chắn và nhất quán đối với hành vi không tốt của học sinh có thể đồng nghĩa với việc mất quyền kiểm soát lớp học - và một lớp học yên tĩnh, tập trung thường là một lớp học mang lại hiệu quả cao.
Nhưng việc quá chú trọng vào hình thức bề ngoài của việc giữ trật tự có thể kìm hãm sự sáng tạo và đam mê của học sinh. Các giáo viên kỳ cựu nói với chúng tôi rằng, một lớp học luôn yên tĩnh, có thể trông giống như một lớp học thành công, nhưng lại che giấu một vấn đề sâu sắc hơn là sự gắn kết của học sinh - với dáng vẻ chăm chú thực chất đang ngụy trang cho sự không quan tâm hoặc thậm chí là buồn chán. Trong một bài đăng của chúng tôi trên mạng xã hội về chủ đề thiết lập mối quan hệ gắn kết với học sinh trung học, nhiều giáo viên trên toàn quốc đã chia sẻ trải nghiệm của cá nhân họ về vấn đề này. Và một chủ đề mạnh mẽ nổi lên: các nhà giáo dục đã kể với chúng tôi về những cách thức tinh tế mà ở đó, họ tạm thời nới lỏng dây cương kỷ luật hoặc tạm ngưng sự tập trung vào học thuật. Với mục tiêu xây dựng mối liên kết sâu sắc và chân thực với học sinh, những giáo viên này nhấn mạnh rằng một số sự lộn xộn và ồn ào - thậm chí là hỗn loạn - đã giúp lớp học gắn kết hơn theo những cách thức không quan sát được.
Trong EduCast #24 tuần này, khuyên các giáo viên khác đối mặt với một số điều vốn bị coi là cấm kỵ. “Hãy để các cuộc trò chuyện bên lề diễn ra trong khi học sinh đang làm việc, và cuối cùng chúng sẽ mời bạn tham gia.”
______
EduCast là một chương trình phát thanh phi lợi nhuận, được thực hiện bởi EdLab Asia. Quý thầy cô có thể theo dõi và ủng hộ chương trình bằng cách tham gia Cộng đồng Nhà giáo đổi mới và nhấn ‘Theo dõi’ EduCast tại:
▸ Cộng đồng Nhà giáo Đổi mới: https://bit.ly/3utSpNl
▸ Spotify: https://open.spotify.com/show/0muecwIWhjAOlZc1ZB4GyK
▸ Apple podcast: https://bit.ly/educast-edlab
▸ YouTube: https://bit.ly/educast23
#Nhagiaodoimoi #CungHoc #EduCast #EdLabAsia
Trong những khoảng thời gian căng thẳng, không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm được những từ thích hợp để nói với học sinh. Dù là bạn đang bực bội, khó chịu hay chỉ đơn giản là bận rộn, sẽ khá khó để gạt những cảm xúc đó sang một bên và dành thời gian lắng nghe mối bận tâm của học sinh. Tuy nhiên, đáp lại học sinh với sự thấu cảm trong những thời gian này là rất quan trọng. Đó chính là một cơ hội cho bạn kết nối với học sinh và xây dựng một cộng đồng lớp học nơi tất cả các học sinh đều cảm thấy an toàn và có thể phát triển. Không có một mẫu câu đúng tuyệt đối khi thể hiện sự thấu cảm. Thông thường, việc thấu cảm sẽ tập trung vào cách lắng nghe và đặt câu hỏi cho người đối diện thay vì chia sẻ quá nhiều từ phía chúng ta. Dưới đây là một số câu để mở đầu một cuộc hội thoại thấu cảm mà bạn có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. ______
EduCast là một chương trình phát thanh phi lợi nhuận, được thực hiện bởi EdLab Asia.
Quý thầy cô có thể theo dõi và ủng hộ chương trình bằng cách tham gia Cộng đồng Nhà giáo đổi mới và nhấn ‘Theo dõi’ EduCast tại:
▸ Cộng đồng Nhà giáo Đổi mới: https://bit.ly/3utSpNl
▸ Spotify: https://open.spotify.com/show/0muecwIWhjAOlZc1ZB4GyK
▸ Apple podcast: https://bit.ly/educast-edlab
▸ YouTube: https://bit.ly/educast-15
#Nhagiaodoimoi #CungHoc #EduCast #EdLabAsia
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh áp dụng một trong các phương pháp dưới đây để tăng hiệu quả học tập, tránh sa vào những thói quen thiếu hiệu quả. Nhiều người lầm tưởng vùi đầu hàng giờ học bài chính là phương thức hiệu quả nhất để trở thành hình mẫu học sinh “toàn A” lý tưởng.
Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng những học sinh đạt thành tích cao thực tế dành ít thời gian học hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Chúng chỉ học tập hiệu quả hơn mà thôi.
Giáo viên có thể giúp học sinh tận dụng tối đa và hiệu quả thời gian học bằng cách chia sẻ với các em 5 phương pháp sau đây.
______
EduCast là một chương trình phát thanh phi lợi nhuận, được thực hiện bởi EdLab Asia. Quý thầy cô có thể theo dõi và ủng hộ chương trình bằng cách tham gia Cộng đồng Nhà giáo đổi mới và nhấn ‘Theo dõi’ EduCast tại:
▸ Cộng đồng Nhà giáo Đổi mới: https://bit.ly/3utSpNl
▸ Spotify: https://open.spotify.com/show/0muecwIWhjAOlZc1ZB4GyK
▸ Apple podcast: https://bit.ly/educast-edlab
▸ YouTube: https://bit.ly/educast-15
#Nhagiaodoimoi #CungHoc #EduCast #EdLabAsia
Việc giảng dạy trong thời kỳ đại dịch đã làm cho giáo dục trở nên phức tạp hơn, và khi chúng ta trở lại lớp học, chúng ta có thể mong đợi học sinh tiếp tục sử dụng công nghệ nhiều hơn cho việc học so với trước đại dịch. Mô hình học tập kết hợp, nơi học sinh làm việc trực tiếp với đồng nghiệp, giáo viên và công nghệ trong cùng một tiết học, có thể là một cách hiệu quả để giúp học sinh bắt kịp với việc học bị bỏ lỡ, nhưng những mô hình này có thể quá sức đối với một giáo viên mới vào nghề.
Tất cả các giáo viên, và đặc biệt là những người mới vào nghề, sẽ cần thêm sự hỗ trợ và hướng dẫn trong năm học tới. Bất kỳ lời khuyên và đề xuất nào mà các giáo viên giàu kinh nghiệm có thể đưa ra sẽ có lợi cho giáo viên mới và học sinh của họ, cũng như bất kỳ giáo viên mới nào mà họ gặp phải trong những năm tới.
______ Bạn có thể theo dõi chương trình bằng cách tham gia Cộng đồng và nhấn ‘Theo dõi’ EduCast tại:
▸ Cộng đồng Nhà giáo Đổi mới: https://bit.ly/3utSpNl
▸ Spotify: https://open.spotify.com/show/0muecwIWhjAOlZc1ZB4GyK
▸ Apple podcast: https://bit.ly/educast-edlab
▸ YouTube: https://bit.ly/educast-15
#Nhagiaodoimoi #CungHoc #EduCast #EdLabAsia
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) được xác định bởi sự thiếu khả năng điều chỉnh chức năng kiểm soát. Điều đó có nghĩa là những đứa trẻ này không hề hành động như vậy theo ý của chúng, mà đúng hơn là các em bị mất kiểm soát theo đúng nghĩa đen. Các giáo viên cần hiểu được điều này trước khi bắt đầu lên các chiến lược giảng dạy. Taylor-Klaus nói: “Nếu chúng ta bắt đầu với giả định rằng những đứa trẻ ADHD sẽ không thể làm được, hoặc chưa thể làm được thì cũng ta có thể nói: ‘OK, học sinh này có thể làm gì bây giờ nhỉ? Bạn nhận thức được rằng điều đó rất khó khăn với các em, bạn đồng cảm với các em và rồi cuối cùng, tìm ra được điều mà những học sinh này có thể làm. Những đứa trẻ này cần một “chiến thắng”. Các em luôn cảm thấy bản thân không thể làm tốt bất cứ điều gì, vì vậy, bạn cần phải đưa ra cho các em một thành công, để các em ấy thấy rằng mình có thể làm được và mọi chuyện đều là khả thi với các em.”
______
Bạn có thể theo dõi chương trình bằng cách tham gia Cộng đồng và nhấn ‘Theo dõi’ EduCast tại:
▸ Cộng đồng Nhà giáo Đổi mới: https://bit.ly/3utSpNl
▸ Spotify: https://open.spotify.com/show/0muecwIWhjAOlZc1ZB4GyK
▸ Apple podcast: https://bit.ly/educast-edlab
▸ YouTube: https://bit.ly/educast-15
#Nhagiaodoimoi #CungHoc #EduCast #EdLabAsia
Chứng Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) được coi là một trong những rối loạn đầu tiên khi người ta nghi ngờ hành vi của trẻ trong lớp học hay thành tích học tập của trẻ có vấn đề. Ở trường, khi các em gặp khó khăn trong việc đáp ứng kỳ vọng mà người khác đặt lên mình, hầu hết chúng đều được gợi ý đi khám xem có khả năng bị ADHD hay không? Trên thực tế, có rất nhiều biểu hiện khác nhau của trẻ mắc Rối loạn tăng động giảm chú ý như đứng ngồi không yên; tự thốt ra câu trả lời trong lớp mà không giơ tay phát biểu; không hoàn thành bài tập về nhà hay thường xuyên rơi vào trạng thái mơ mộng khi giáo viên đang giảng bài,...
Tuy nhiên, những hành vi trên có thể là kết quả của các tác nhân khác. Vậy làm thế nào để phân biệt ADHD và những căn bệnh hay tác nhân khác của trẻ trong lớp học? EduCast #17 sẽ chỉ ra 3 loại hành vi điển hình và những hành vi mà giáo viên có thể quan sát ở trường để đưa ra những phán đoán sơ bộ về trẻ mắc chứng ADHD.
______
Bạn có thể theo dõi chương trình bằng cách tham gia Cộng đồng và nhấn ‘Theo dõi’ EduCast tại:
▸ Cộng đồng Nhà giáo Đổi mới: https://bit.ly/3utSpNl
▸ Spotify: https://open.spotify.com/show/0muecwIWhjAOlZc1ZB4GyK
▸ Apple podcast: https://bit.ly/educast-edlab
▸ YouTube: https://bit.ly/educast-15
#Nhagiaodoimoi #CungHoc #EduCast #EdLabAsia
Giáo dục truyền thống tập trung vào việc dạy thay vì việc học. Thật sai lầm khi giả định rằng giáo viên cứ dạy một thì học trò sẽ hiểu một. Tuy nhiên, phần lớn những gì chúng ta học được trước, trong và sau quá trình học tập ở trường lớp lại không cần phải dạy. Một đứa trẻ tự học được những điều cơ bản như làm sao để đi đứng, nói chuyện, ăn, mặc, v.v. Người lớn học hầu hết những thứ họ cần để làm việc hoặc giải trí trong khi làm việc hoặc giải trí. Hầu hết những gì được dạy trong môi trường lớp học đều bị lãng quên, và phần lớn những gì còn đọng lại, lại chẳng liên quan đến việc ta thực hành nó trong đời sống thực tế.
Số Educast lần này sẽ giới thiệu cho thầy cô 11 thói quen tốt mỗi ngày. Hy vọng đây là những lời khuyên bỏ túi hữu ích cho thầy cô trước khi vào năm học mới.
Bản thân chúng ta từ ngày còn đi học đã có những nỗi lo vô hình với việc thi cử. Có thể lo lắng vì chưa ôn tập đủ kỹ, cũng có thể lo lắng không làm được bài ngay cả khi đã chuẩn bị rất tốt. Nhưng liệu nỗi lo âu đó có thực sự xấu? Theo Cô Jennifer M. Cooper, trợ lý giáo sư tâm lý học đường tại Đại học National Louis ở Illinois: mức độ lo lắng vừa phải giúp tăng khả năng tập trung, ghi nhớ và tạo động lực.
Vậy giáo viên chúng ta có thể làm gì để biến nỗi lo thi cử của học sinh thành động lực giúp các em thể hiện khả năng tốt nhất? Việc thiết kế bài kiểm tra tác động ra sao đến tâm lý làm bài của các em? Hãy cùng Educast #14 thảo luận về những phân tích và lời khuyên hữu ích cho vấn đề này.
The podcast currently has 23 episodes available.