VĂN NGHỆ CUỐI TUẦN

Ca khúc kháng chiến chống Nhật

01.04.2024 - By CRIPlay

Download our free app to listen on your phone

Download on the App StoreGet it on Google Play

Mồng 2 tháng 9 năm nay, là ngày Nhật Bản ký chính thức thư đầu hàng tròn 70 năm, cũng là kỷ niệm 70 năm ngày thắng lợi chống Nhật của nhân dân Trung quốc và thắng lợi chống phát xít của thế giới. Sáng ngày 3 tháng 9, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và hơn 50 nhà Chính trị quan trọng các nước đã đến dự buổi lễ duyệt binh diễn ra trên Quảng trường Thiên An môn. Kỷ niệm thắng lợi của cuộc kháng chiến để xã hội nhân loại ôn lại bài học thảm họa và đau đớn của chiến tranh, từ đó ghi nhớ lịch sử, càng thêm quý trọng hòa bình.

Trong chương trình Văn nghệ hôm nay, Ngọc Ánh xin mời các bạn thưởng thức một số ca khúc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc đã và đang đi cùng năm tháng, tin rằng nhiều thính giả lớn tuổi Việt Nam sẽ cảm thấy rất quen thuộc giai điệu của những ca khúc này, mà các bạn trẻ nghe rồi cũng sẽ cảm thấy rạo rực. Đây là những ca khúc khảng khái sục sôi, chấn phấn lòng người, là những giai điệu đưa mọi người trở về với những năm gian khó nhưng vẻ vang.

Bài

"Hành khúc Đại đao".

Ca từ có đoạn:

Đại đao chém lên đầu quân địch!

Hỡi đồng bào yêu nước trong cả nước,

Ngày kháng chiến đã đến rồi!

Phía trước có Nghĩa dũng quân Đông Bắc,

Phía sau có đồng bào cả nước.

Quân đội nhân dân Trung Quốc dũng cảm tiến lên

Nhằm thẳng vào quân địch!

Tiêu diệt, tiêu diệt hết chúng.

Một số ca khúc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc

Ngày 7 tháng 7 năm 1937, quân Nhật đã gây nên "Vụ biến ngày 7 tháng 7" tại Bắc Bình, tức Bắc Kinh ngày nay, chúng phát động cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc hoàn toàn. Trung Quốc bắt đầu tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân tộc.

Quân Đoàn 29 trên tiền tuyến chống Nhật, trong cuộc chiến đấu ác liệt, quân đoàn 29 đã vung đao hiện ngang. Tin cho biết: "Hơn một phần ba trong số hơn 200 quân Nhật đã đầu rơi dưới lưỡi đao sắc bén của đội Đại đao này." "Đội Đại đao Quân đoàn 29 đã xung phong tiến lên đánh giáp lá cà với quân Nhật, đại đao vung xuống, quân Nhật liền đầu rơi máu chảy, cuối cùng họ đã giành được thắng lợi." Sự tích của Quân đoàn 29 đã động viên mạnh mẽ nhân dân cả nước. Tôn Bồi Nguyên một thanh niên tiến bộ đang công tác tại Thượng Hải lúc bấy giờ đã sáng tác bài "Hành khúc Đại đao" với bầu nhiệt tình yêu nước.

Nhạc sĩ Tôn Bồi Nguyên

Trong thời kỳ kháng chiến, dân tộc Trung Hoa gánh chịu biết bao khổ đau đã phải vang lên tiếng thét kháng chiến, biết bao bài ca chiến khu bất hủ đã ra đời trong thời kỳ này. Đây là những tiếng kèn xung trận vang vọng khắp đất nước, là tiếng trống thôi thúc ra trận chiến đấu, đã khích lệ muôn vàn người con Trung Hoa quyết chiến đấu đến cùng với quân Nhật xâm lược. Đến nay, mỗi khi nghe lại những bài ca chiến đấu năm xưa, bầu nhiệt huyết vẫn trào dâng trong lòng.

Tiếp theo mời các bạn nghe bài

"Bảo vệ Hoàng Hà"

nhạc phẩm của nhà soạn nhạc nổi tiếng Trung Quốc Tiển Tinh Hải.

Một số ca khúc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc

Tháng 11 năm 1938, sau khi thành phố Vũ Hán bị Nhật chiếm đóng, nhà thơ Quang Vị Nhiên từ Hồ Khẩu tỉnh Thiểm Tây vượt qua Hoàng Hà, cả cuộc hành trình ông đã chứng kiến cảnh dòng nước xiết nguy hiểm, dòng nước chảy xoáy mạnh, các phu thuyền chống cự với sóng cồn, ông đã lắng nghe tiếng tù và ngân dài và sâu lắng của phu thuyền. Năm 1939, sau khi trở lại Diên An, nhà thơ Quang Vị Nhiên đã sáng tác bài thơ dài mang tên " Hoàng Hà ngâm" . Sau khi nghe bài thơ này, nhạc sĩ Tiển Tinh Hải cũng đang ở Diên An nảy sinh linh cảm, và rồi ông liền bắt tay vào việc sáng tác bản "Đại hợp xướng Hoàng Hà", một tuyệt tác thiên cổ. Bài "Bảo vệ Hoàng Hà " là ca khúc thứ bày trong bản hợp xướng này, không bao lâu bản "Đại hợp xướng Hoàng Hà " liền truyền đi khắp đất nước Trung Hoa.

Gió đang gào, ngựa đang hý, Hoàng hà đang gào thét

Muôn núi rừng sâu, anh hùng chống Nhật nhiều vô kể,

Trong ruộng cao lương, đội quân du kích anh hùng

Cầm súng nhà súng tây, vung đao múa kiếm,

Bảo vệ quê hương, bảo vệ Hoàng Hà, bảo vệ Hoa Bắc

Bảo vệ toàn Trung Quốc

Lúc bấy giờ, vô số tướng sĩ và các học sinh yêu nước vừa cất cao giọng hát "Gió đang gào, ngựa đang hý" vừa tiến bước ra chiến trường chống quân xâm lược Nhật.

Một số ca khúc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc

Nhạc sĩ Tiển Tinh Hải

Mỗi khi xem phim truyện hoặc phim thời sự do Xưởng phim "Bát nhất" Trung Quốc sản xuất, nhạc đầu là "Hành khúc Quân Bát nhất" mạnh mẽ hùng tráng thường gây cho khán giả rất hưng phấn, "Hành khúc Quân Bát nhất" chào đời vào mùa đông năm 1939 trong khói lửa chống Nhật. Nhạc sĩ Trịnh Luật Thành tham gia cuộc kháng chiến vào lúc mới 15 tuổi, khi đến Diên an cũng chỉ 19 tuổi, vậy mà ông đã sáng tác nhiều nhạc phẩm nổi tiếng như "Bài ca Diên An", "Ca dao Diên An", "Hành khúc Quân Bát nhất", "Quân ca Quân Bát Nhất" v,v, những tác phẩm này ngay lập tức liền được quần chúng Diên An và các chiến sĩ Bát Lộ Quân hết sức hoan nghênh.

"Hành khúc Quân Bát nhất"

đã tập trung thể hiện hình ảnh oai phong và sức mạnh đi về phía trước của đội quân Bát nhất, có thể nói bài hành khúc này đã trở thành tiêu chí của quân ca Trung Quốc ngày một trở nên chín chắn. Năm 1951, "Hành khúc Quân Bát nhất" được đổi tên thành "Quân ca Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc".

Một số ca khúc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc

Lời ca rất mạnh mẽ:

Tiến lên, tiến lên, tiến lên. Đội quân húng ta hướng ra mặt trời, đạp chân lên mảnh đất Tổ Quốc, gánh vác niềm hy vọng của dân tộc. Chúng ta là lực lượng hễ chiến là thắng, đi đến thắng lợi cuối cùng, đi đến đất nước hoàn toàn giải phóng.

Nguồn âm nhạc đến từ đời sống, cuộc kháng chiến chống Nhật sục sôi của dân tộc, đã trút sức sống và sức chiến đấu bất diệt lên các bài ca kháng chiến chống Nhật của dân tộc Trung Hoa; những bài ca chống Nhật là một phần bức tranh kháng chiến hoành tráng của cả nước, là của cải tinh thần đời đời kế thừa của dân tộc bất khuất.

Một số ca khúc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc

Nhạc sĩ Trịnh Luật Thành

Sau đây xin mời các bạn nghe ca khúc

"Đoàn kết là sức mạnh

".

Mùa hè năm 1943, Lư Tiêu và Mục Hồng tại khu căn cứ Cách Mạng Sơn Tây-Trương Gia Khẩu-Hà Bắc đã sáng tác vở ca kịch ngắn phản ánh cuộc đấu tranh đòi giảm tô giảm lãi suất, "Đoàn kết là sức mạnh" là bài hát cuối cùng của vở ca kịch này, về sau bài hát này được lưu truyền trong các sinh viên Bắc Bình (Bắc Kinh ngày nay) và Trùng Khánh. Mỗi khi các sinh viên ra đường mít tinh tại các khu địch chiếm, họ thường khoác tay nhau ca vang bài "Đoàn kết là sức mạnh". Sau ngày nước Trung Hoa mới ra đời, bài hát này luôn luôn là tiếng kèn vang dội thúc giục mọi người đoàn kết phấn đấu tiến lên.

Một số ca khúc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc

Trong nhều ca khúc kháng chiến chống Nhật lưu truyền trong quần chúng nhân dân Trung Quốc, thì

"Hành khúc Nghĩa dũng quân"

do Điền Hán viết ca từ, Nhiếp Nhĩ sáng tác nhạc là nổi tiếng nhất. Năm 1949 sau ngày Nước Trung Hoa mới ra đời, bản hành khúc này được quyết định trở thành Quốc ca của Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

Trước khi bị bắt, Điền Hán đã viết ca từ lên tờ giấy gói thuốc lá, sau đó Hạ Diễn trao ca từ cho Nhiếp Nhĩ, không bao lâu bài "Hành khúc Nghĩa dũng quân" ra đời, đăng trên tờ "Trung Hoa Nhật báo". Cùng với bộ phim truyện "Phong vân nhi nữ " ra mắt khán giả, bài "Hành khúc Nghĩa dũng quân" liền truyền ra và ca vang khắp cả nước.

Một số ca khúc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc

Ngoài các khu căn cứ Cách mạng lúc bấy giờ ra, Đài phát thanh Trung Ương Quốc sân Đảng cũng định kỳ cho phát thanh bài hành khúc hùng tráng này. Trong những năm 40 thế kỷ 20, nghệ sĩ nổi tiếng người da đen Mỹ Paul Robeson sau khi trình bày "Hành khúc Nghĩa dũng quân", tiếng tăm của ông liền vang ra khắp nước Mỹ rồi vang sang cả Anh, Pháp, Ấn Độ, đài phát thanh các nước Nam Thái bình dương cũng thường xuyên cho phát bài hành khúc này. Về sau, Mỹ cho phát bài "Hành khúc Nghĩa dũng quân" cùng với bài "Merican tươi đẹp" của Mỹ và "Khúc nhạc Macsen" của Pháp vào chương trình phát thanh ca khúc trong ngày thắng lợi của các nước đồng minh.

More episodes from VĂN NGHỆ CUỐI TUẦN