Share Lắng Đọng Đêm Về
Share to email
Share to Facebook
Share to X
By Lắng Đọng Đêm Về
The podcast currently has 166 episodes available.
Cha mẹ và thầy giáo có thể giúp bạn được một lúc nhưng họ không thể giúp bạn cả đời. Sâu trong nội tâm bạn phải luôn ý thức được rằng: Mọi việc đều phải dựa vào chính mình!
Thu hoạch lớn nhất trong Tết năm nay không chỉ là tiết trời trong xanh mà còn là cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa với gia đình người bạn cũ từ Hoa Kỳ trở về.
Tôi mời gia đình ông bạn đến nhà hàng ăn tối. Bao nhiêu năm không gặp, giờ có dịp hàn huyên cũng thật nhiều chuyện để nói. Nhưng đến lúc tính tiền liền có điều làm tôi cảm thấy khó chịu.
Cũng có thể xem tôi là gia chủ mời khách, nhưng ông bạn cứ một mực phải cùng tôi thanh toán tiền, cuối cùng vẫn không thể cưỡng được ý ông bạn, người phục vụ phải đưa tôi ra ngoài trong sự bực dọc.
Khi quay lại xe, ông bạn hỏi tôi: “Mới rồi bị tôi giành trả tiền bữa ăn có phải là đã làm bạn cảm thấy mất mặt?”
Tôi nói: “Đúng vậy, nhưng tôi có thể hiểu, dù sao đây cũng là văn hóa Mỹ mà”.
Ông bạn cười cười nói: “Thật ra thì đây không chỉ là văn hóa của Mỹ, mà cũng là gia phong của nhà tôi, dù là người lớn hay trẻ nhỏ đều phải tự trả tiền”.
Tôi có chút bất ngờ: “Như thế có phải là quá nghiêm khắc với tụi nhỏ không?”
Ông bạn trả lời:
“Nghiêm khắc không phải là yêu thương sao? Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện nhé”.
“Trong thời gian diễn ra trại hè của một trường trung học Mỹ
Hiếu Kinh giúp chúng ta hiểu rõ: Trời đất là cái rễ của chúng ta, cha mẹ là cái gốc của chúng ta. Làm người không thể mất gốc, uống nước phải nhớ đến nguồn. Làm được một chữ Hiếu, cả gia tộc yên vui.
Văn hoá Á Đông khởi nguồn từ Kinh Dịch, mà thành tựu bởi Kinh Hiếu, Hiếu là cái gốc của Đức.
Trong các Kinh điển Nho gia, Hiếu Kinh là bộ kinh có ít chữ nhất. Phần kinh văn chỉ có 1778 chữ. Nhưng ngay từ thời Hán, Hiếu Kinh đã trở thành kinh sách nhập môn học Kinh văn. Vì đạo Hiếu là quan hệ luân lý chủ yếu trong gia đình, do đó rất dễ đem đến sự cộng hưởng về tình cảm của mọi người. Từ đó trong tình thân luân lý đã dẫn xuất ra quan niệm Hiếu trị (quản lý xã hội bằng chữ Hiếu), đó là đưa đạo Hiếu mở rộng đến cảnh giới trị quốc, bình thiên hạ.
Từ xưa đến nay, “Vạn ác dâm vi thủ, bách hạnh hiếu vi tiên” (Vạn điều ác thì tà dâm là đứng đầu, trăm cái nết thì hiếu kính là trước hết), câu nói này là trung tâm của văn hóa Á Đông, có sức mạnh chi phối cực kỳ mạnh mẽ, nó cũng có tác dụng rất to lớn. Nhưng hiện nay rất nhiều người chẳng còn rung động gì với “Bách hạnh hiếu vi tiên” nữa. Xung quanh chúng ta có không ít người bất hiếu. Chú ý quan sát, chúng ta có thể phát hiện ra, cuộc sống của những người bất hiếu này luôn luôn xấu xa tệ hại. Người hiểu đạo Hiếu đều biết, nếu như một người có lòng hiếu thuận thì bất kể việc gì đối với họ mà nói cũng có thể trở thành việc tốt. Cái gì gọi là hiếu thuận? Đó là hiếu, có hiếu thì sẽ thuận.
Hiếu Kinh giúp chúng ta hiểu rõ: Trời đất là cái rễ của chúng ta, cha mẹ là cái gốc của chúng ta. Làm người không thể mất gốc, uống nước phải nhớ đến nguồn. Có giá trị quan này thì mới có thể công chính vô tà, mà tu dưỡng đạo đức mới có thể ngày càng tinh tấn. Một chữ Hiếu, cả nhà yên vui.
1. Thân thể tóc da, nhận từ cha mẹ, không dám tổn thương
Nguyên văn: Thân thể phát phu, thụ chi phụ mẫu, bất cảm hủy thương.
Thân thể tứ chi, lông tóc da thịt, đều là cha mẹ phú cho, nên không dám làm nó bị tổn hại hoặc thương tật, đó là bắt đầu của chữ Hiếu.
Sinh mệnh của chúng ta là sự kéo...
Có nhiều người nói rằng: “Hôn nhân là nấm mồ chôn của tình yêu, rằng sau đám cưới, cuộc sống vợ chồng sẽ chỉ còn là trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau”, có phải vậy chăng?
Đây có lẽ là câu hỏi và thắc mắc trăn trở của nhiều cô gái khi bắt đầu lấy chồng và ngay cả với những người đã có gia đình! Hôm nay, chúng ta cùng bàn luận một chút về vấn đề này nhé, để rồi mỗi người sẽ có câu trả lời và định hướng cho tương lai cho cuộc sống chính mình!
Có lẽ, cô gái nào trước khi đi lấy chồng cũng từng băn khoăn tự hỏi: “Lập gia đình rồi, tình yêu có mất đi không?”, để rồi e ngại, chần chừ và lo sợ. Và chắc hẳn không ít các bà vợ đã có đôi lần lén lút ngồi gõ google để tìm kiếm những bí quyết giữ hôn nhân hạnh phúc. Sẽ có hàng ngàn, hàng vạn, thậm chí là hàng triệu những kết quả khác nhau cho cái gọi là hạnh phúc gia đình , nhưng đáp án để làm hài lòng các mẹ – thật ra chỉ có một, đó là niềm tin và biết nghĩ cho người khác trước.
Có nhiều người nói rằng: Hôn nhân là nấm mồ chôn của tình yêu, rằng sau đám cưới , cuộc sống vợ chồng sẽ chỉ còn là trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau. Có rất nhiều bằng chứng để người ta buộc tội cho hôn nhân, cứ như thể người nào bước vào cuộc sống gia đình là y như rằng tình yêu sẽ cạn kiệt, sẽ mất sạch như người đi buôn mất hết vốn liếng. Việc một người vợ, người chồng nào đó nhận ra một nửa của mình sau thời gian kết hôn không tuyệt vời, không hoàn hảo như họ từng nghĩ không xảy ra với một vài người nhưng nó cũng không hoàn toàn đúng với tất cả. Bởi chúng ta đều hiểu rõ chẳng có ai sinh ra là hoàn hảo, người ta chỉ hướng đến sự hoàn hảo để hoàn thiện mình.
Người ta nói rất nhiều về hôn nhân, về sự lãng mạn, về tình yêu sau khi hai người kết hôn, nào là “Hôn nhân là cuốn tiểu thuyết mà hai nhân vật chính chết ngay từ trang đầu tiên” hay “Hôn nhân giống như cái toilet, người ở ngoài muốn bước vào còn người ở trong muốn bước ra”, nào là “Hôn nhân là mồ chôn tình yêu”… Những sự ví von đó, thật ra không phải không đúng, nhưng dẫu các cuộc hôn nhân tan vỡ đang ngày một nhiều hơn thì ngay cả khi điều đó có trở thành số đông cũng không phải là tất cả. Huống hồ thói đời, người ta thường cường điệu và thổi bùng những mâu thuẫn hôn nhân để nghe có vẻ nghiêm trọng, có vẻ từng trải và mặc dù người này, người kia vẫn đang sống hạnh phúc, thỉnh thoảng có xảy ra bất đồng – họ vẫn thường không tin và hài lòng với cuộc hôn nhân mà mình có, chỉ bởi một lẽ – người ta tin rằng, tình yêu bình lặng không phải là tình yêu sâu sắc, tình yêu có trải qua thử thách mới bền lâu. Chính vì vậy – họ viết về hôn nhân như một bi kịch của tình yêu và kết luận trong sự đánh đồng và phủ nhận tất cả...
1: Ở một ngôi làng nọ, có hai cha con nghèo khó bần cùng. Người mẹ mất sớm, người cha vì không có tiền nuôi con nên thường đợi ban đêm lẻn vào vườn rau nhà người ta hái trộm.
Ngày hôm đó, người cha quyết định mang theo cậu con trai đi cùng. Đêm đến, khi nhà hàng xóm đã tắt đèn, khung cảnh xung quanh đã trở nên yên tĩnh, người cha dẫn cậu con trai lẻn vào vườn. Vừa mới nhổ được một cây củ cải thì đứa con bỗng nhiên khẽ kêu lên:
– Cha ơi. Hình như có người nhìn thấy rồi.
Người cha giật mình. Ông ngó nghiêng nhìn bốn phía rồi hoảng hốt hỏi con:
– Người nào thế? Ở đâu?
Đứa trẻ hồn nhiên chỉ tay lên trời:
– Cha xem. Mặt trăng đang nhìn cha kìa!
Bỗng nhiên người cha sững lại. Ông cảm thấy hối hận vì hành vi của mình: Ông đã dạy con trai môt tấm gương xấu, cũng may cậu bé vẫn còn chưa bị lây nhiễm. Thế rồi, ông lặng lẽ dắt tay con trai đi về nhà. Dọc đường về, người cha thầm nghĩ:
– Trộm cắp là một thói xấu. Vậy mà mình chẳng những đã làm xấu mà còn dẫn theo con trai đi theo nữa. Đúng là làm một việc hổ thẹn với lương tâm, hổ thẹn với trời đất. Từ giờ mình sẽ làm ăn chân chính, không làm những việc thất đức này nữa...
2: Người ta vẫn nói: “Sinh có hạn, tử bất kỳ”. Trong cõi hồng trần cuồn cuộn này, không ai biết được chính xác tương lai mình còn lại bao lâu. Vì vậy, hãy trân quý hết thảy những gì ở hiện tại và làm những điều tốt đẹp nhất để không phải nuối tiếc!
Hãy cùng đọc câu chuyện Phật gia dưới đây để thêm trân quý sinh mệnh, trân quý cuộc đời của mình.
Ngày nọ, Phật Thích Ca Mâu Ni trầm tĩnh hỏi các đệ tử: “Các con hãy cho ta biết, sinh mệnh của con người thọ được bao lâu?”
Một vị đệ tử nhanh nhảu trả lời trước: “Thưa Sư phụ, sinh mệnh của một người thông thường kéo dài mấy chục năm ạ!”
Phật Thích Ca Mâu Ni lắc đầu và nói: “Con hoàn toàn chưa hiểu được đạo lý này rồi!”.
Một vị đệ tử khác thấy vậy liền trả lời: “Thưa Sư phụ, sinh mệnh con người giống như cỏ cây, mùa xuân nảy lộc đâm chồi, mùa đông khô héo, hoá thành cát bụi”.
Phật Thích Ca Mâu Ni mỉm cười rồi nói: “Con đã có thể xét đến sự ngắn ngủi của sinh mệnh, nhưng cũng vẫn chưa minh tỏ!”
Lát sau, một đệ tử khác lại nói: “Thưa Sư phụ, sinh mệnh giống như loài phù du...
Có hai người luôn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho bạn: một người không bao giờ rời xa bạn, và một người luôn chân thành đối xử tốt với bạn…
Nhưng hai người này, một khi đã rời xa bạn thì rất khó khiến họ quay trở lại.
Có những sự việc chúng ta không thể quay ngược thời gian để bù đắp những tổn thương mà mình đã gây cho người khác, đánh mất một người luôn dành cho mình những điều tốt đẹp nhất sẽ rất khó có thể tìm lại được.
Đừng để mất đi một người dành trọn tình cảm yêu thương bạn, khi còn tình yêu, người đó có thể làm mọi việc và hết lòng đối với bạn, nhưng khi tình yêu không còn thì sẽ dứt khoát rời xa.
Rất nhiều người chủ động chia tay, không phải là không còn yêu, mà là vì đã quá mệt mỏi…
“Anh đang bận, em sẽ không làm phiền anh nữa”.
Đây là câu cuối cùng mà cô bạn của tôi đã nói với người bạn trai của mình. Cô nhớ rõ rằng câu này đã được nói 43 lần. Sau mỗi lần, âm giọng lại nhỏ hơn một chút, và sau mỗi lần, nỗi thất vọng lại lớn hơn một chút.
Chúng tôi hỏi cô: “Có quyết định chia tay không? Tình cảm giữa hai người như thế này đã kéo dài 3 năm rồi”.
Suy nghĩ trong đầu dường như đã được cân nhắc rất kỹ, lúc này trông cô thật thoải mái, tươi cười tự nhiên, cô nói: “Đã quyết định! Ai muốn nói câu đó lần thứ 44 mà còn cho là mình không làm phiền người ta chứ!”.
Đã từng có lần, bạn trai cô đi công tác, điện thoại không liên lạc được, cũng không có tin tức gì, cô thấp thỏm cả đêm không ngủ, lo lắng có điều bất trắc xảy ra.
Rất lâu sau, bạn trai mới trả lời tin nhắn: “Mệt quá, xuống máy bay liền về khách sạn ngủ luôn mà không để ý đến điện thoại”.
Thời gian sau đó cô một mình đến địa phương khác để khảo sát dự án, cô cũng bay chuyến sáng sớm như vậy, khi xuống khỏi máy bay liền điện thoại cho bạn trai nhưng...
Người mê truyện Tây Du, ít ai không nhớ tình tiết Tôn Hành Giả trổ tài bắt mạch, coi bệnh cho quốc vương nước Chu Tử. Xung quanh những hồi truyện thú vị này còn ẩn chứa nhiều thông điệp sâu sắc khác.
Trong 72 phép thần thông biến hóa mà Tôn Ngộ Không học được từ Bồ Đề sư tổ, có rất nhiều phép liên quan đến trị bệnh. Đầu tiên là phép “Lộng hoàn”, giúp Mỹ Hầu Vương biết bắt mạch, kê đơn. Một phép khác gọi là “Y dược” giúp Ngộ Không chế thuốc, giải phẫu. Lại có một phép khác là “Phù thủy”, có thể vẽ bùa, đốt giấy trong nước, người bệnh uống vào là khỏi ngay.
Hồi thứ 68 “Tây Du Ký” kể rằng, thầy trò Đường Tăng trên đường sang Tây Trúc thỉnh kinh, đi qua nước Chu Tử. Quốc vương nước này đang lâm trọng bệnh. Các thái y đều bó tay không tìm được thuốc chữa. Quốc vương bèn treo bảng cáo thị chiêu mời danh y, hứa chia đôi giang sơn nếu bệnh được trị khỏi.
Khi ấy, Tôn Hành Giả đang đi bách bộ ngắm phố phường, dò hỏi thực hư, rồi bày ra một kế. Hành Giả đọc thần chú, dùng phép ẩn thân, lén đến giật tờ cáo thị xuống, lại thổi ra một trận cuồng phong đánh lạc hướng đám người đang vây quanh. Đoạn, Hành Giả đến bên Bát Giới, khi ấy đang khò khò đánh giấc no say, bèn lấy tờ cáo thị khe khẽ nhét vào bụng chú ngốc.
Dân chúng hớt hải đi tìm tờ cáo thị đã bị gió cuốn đi, thấy Bát Giới vẫn còn khò khò nằm ở vệ đường, lại thấy từ trong bụng lấp ló một tờ giấy. Tả hữu bèn cứ túm chặt lấy Bát Giới, bắt phải vào cung chữa bệnh cho vua vì cho rằng chú ngốc là người đã dám giật tờ cáo thị thì ắt có tài lạ...
1: Người nay không như người xưa. Cùng với kinh tế phát triển, con người càng ngày càng chú trọng hưởng thụ vật chất, mê đắm mỹ sắc, coi trọng tiền tài, đời sống tinh thần vì thế mà càng ngày suy đồi.
Người người hễ mở miệng là nói đến lợi ích, chuyện gì cũng không ngoài hai chữ ‘tiền tài’. Những thứ vốn đơn thuần như tình thân, tình bạn, tình yêu… thì nay đều gây dựng trên cơ sở lợi ích. Giao kết giữa người với người cũng bị hạn cuộc trong mối quan hệ bạc tiền.
Nhà tư tưởng Vương Dương Minh cho rằng: “Con người tâm vốn thiện, lương tri tự nhiên tồn tại. Nhưng xao động bởi dục vọng, tư tâm che lấp nên lợi hại tấn công, phẫn nộ kích động, loại người ham dục vật chất thì không việc gì là không làm”.
Vương Dương Minh cho rằng: Con người vì ‘tư’ (cá nhân) và ‘dục’ (ham dục) nên suy bại sa đọa, người người công kích nhau, phong thái tốt đẹp của xã hội cũng vì thế mà xói mòn, chuẩn mực đạo đức càng ngày càng sa sút, lòng người không còn được như xưa.
Có một họa sỹ nổi tiếng muốn vẽ hai bức tranh về Phật và ma quỷ, nhưng ông mãi vẫn không tìm được người mẫu phù hợp. Trong một lần đi lễ chùa ông tình cờ gặp một cư sỹ, toàn thân vị ấy toát lên lòng từ bi khiến họa sỹ cảm động sâu sắc.
Bậc danh họa tìm đến cư sỹ, hứa sẽ trả thù lao hậu hĩnh để cư sỹ làm người mẫu cho mình.
Sau khi hoàn thành, tác phẩm của ông được mọi người ca ngợi, nhờ đó mà danh tiếng của họa sỹ ngày càng được nâng cao.
Một thời gian sau họa sỹ lại chuẩn bị vẽ bức tranh ma quỷ. Nhưng...
2: Tôi quen một người bạn. Chị ấy là người phụ nữ hạnh phúc nhất tôi từng biết: Trong mọi hoàn cảnh, chị luôn ‘gặp may’.
Buổi sáng đi làm, nhìn thấy bánh trước của chiếc xe máy bị xẹp hết hơi, chị nghĩ: “May quá, nếu xe xẹp lốp trên đường cao tốc thì không biết hậu quả sẽ ra sao”.
Vì phải dắt xe đi thay săm nên chị đến công ty trễ 15 phút. Phó phòng nói rằng giám đốc cho gọi chị, yêu cầu chị đến ngay phòng làn việc của ông. Chị nghĩ: “Chắc mình đi làm muộn nên bị giám đốc khiển trách. Mình sẽ thành khẩn xin lỗi chứ không thanh minh.”
Thế nhưng, mọi chuyện xảy ra hoàn toàn ngược lại, sếp không khiển trách chị lời nào cả. Sếp gặp chị để mong chị thông cảm rằng lẽ ra hôm nay chị phải nhận được quyết định tăng lương, nhưng vì mục tiêu chống lạm phát nên Chính phủ đã cắt giảm nhiều hạng mục đầu tư công, trong đó có một dự án của công ty. Do vậy, tình hình tài chính của công ty có gặp khó khăn nên chị đáng lẽ được tăng lương đợt này nhưng phải lùi lại một thời gian. Chị sẽ được đền bù vào kỳ tăng lương sau.
Chị về phòng làm việc với một niềm vui nho nhỏ: “Vẫn là may. Nhà nước cắt giảm đầu tư công tới hơn 41.000 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp phải giảm lương của công nhân viên, thậm chí phải cắt giảm nhân lực. Mình không bị giảm lương, lại còn được đền bù vào kỳ tăng lương sau, Thật là may quá. Cái may nhất nữa là...
Đêm ngày 14/4/1912, một vụ tai nạn kinh hoàng đã xảy ra. Con tàu mang phong hiệu “không thể chìm” có tên Titanic đã đâm sầm vào một tảng băng trôi khổng lồ. Kết quả của vụ va chạm ấy là những con số và nỗi đau mà người ta không bao giờ muốn nhắc lại…
1.514 người đã thiệt mạng trong vụ đắm tàu kinh hoàng năm ấy. Nỗi đau đã khép lại hơn 100 năm, ngày nay, những gì người ta lưu lại về từ khóa “Titanic” có thể là: Vụ đắm tàu, thảm họa hàng hải nghiêm trọng nhất mọi thời đại hay mối tình lãng mạn của Jack và Rose, cũng có thể là tình ca bất hủ My heart will go on qua chất giọng cao vút của Celine Dion…
Tuy nhiên, hầu như tất cả đều không nhận ra, đằng sau bức màn đen tối của những nỗi đau và mất mát ấy là một kiệt tác vĩ đại của Lòng vị tha.
Charles Lightoller, khi ấy 38 tuổi, Thuyền phó thứ 2 trên con tàu Titanic, ông là người cuối cùng được kéo lên trên thuyền cứu hộ, cũng là người còn sống sót có chức vị cao nhất trên thuyền lúc đó.
Trở về từ cõi chết, sau rất nhiều năm giấu kín và im lặng, cuối cùng Charles quyết định viết 17 trang hồi ức, kể lại chi tiết vụ tai nạn kinh hoàng mà ông chứng kiến. Từng câu từng chữ của ông chưa bao giờ sống động và dồn dập đến vậy. “Chỉ cần tôi còn sống, tôi sẽ không bao giờ quên được cảnh tượng đêm đó!”...
Điều gì quyết định vận mệnh của chúng ta?
Vào một ngày đẹp trời, có người bước vào thăm công viên thành phố. Sau một vòng dạo chơi anh bước ra và bực tức nói: “Nơi này đã không sạch sẽ lại còn bốc mùi, sau này nhất định sẽ không đến nữa”.
Một người khác cũng bước vào công viên dạo chơi một vòng. Khi đi ra anh cảm thán khen rằng: “Đẹp quá! Nơi nào cũng có hoa tươi, đến đâu cũng thấy hương thơm say đắm lòng người”.
Cùng một công viên nhưng vì sao lại có hai phản ứng hoàn toàn trái ngược đến vậy?
Đó là bởi vì...
Hôn nhân đại sự không phải là ái tình thoáng qua trong nháy mắt. Hôn nhân phần nhiều là trách nhiệm giữa hai bên, là lời thề trước sự chứng kiến của trời đất, quỷ thần. Vậy, nếu một người làm trái thệ ước của mình thì kết cục sẽ ra sao? Dưới đây là câu chuyện được lưu truyền rộng rãi trong nhiều năm qua.
Trương Đại Ngưu từ nhỏ lớn lên trong gia cảnh bần hàn. Cha anh thời trẻ chẳng may gặp tai nạn mà tàn phế, từ đó không làm được công việc nặng nhọc, còn mẹ anh lại yếu đuối và hay đau ốm. Tuy vậy bố mẹ anh vẫn cố gắng chắt chiu cho anh học hành nên người.
Sau khi tốt nghiệp, Trương Đại Ngưu ra thị trấn làm công việc chân tay, quanh năm cũng không dành dụm được mấy đồng. Bởi nghèo khó, mãi đến tuổi 30 anh vẫn chưa lấy được vợ. Trong khi rất nhiều người cùng làng nhỏ tuổi hơn anh đều đã làm cha, làm mẹ, vậy mà anh vẫn còn sống cảnh gối chiếc đơn côi.
Một ngày kia, trên đường tan việc về nhà, Trương Đại Ngưu gặp được một thầy tướng số. Anh hiếu kỳ bèn đi đến trước quầy của ông thầy tướng số và hỏi: “Thưa ông, ông hãy bói thử cho tôi xem phần đời còn lại tôi có gặp được vận may hay không?”.
Thầy tướng số xem bát tự ngày sinh của anh, bấm ngón tay xem thử, rồi nói với anh rằng: “Có phải trong làng anh còn có một người phụ nữ rất xấu xí vẫn chưa gả chồng, đúng không?”.
Trương Đại Ngưu lập tức nghĩ đến Lưu Thúy, con gái nhà họ Lưu vì quá xấu mãi vẫn không gả chồng được, vội hỏi rằng: “Thật đúng là có một người, sao ông lại biết được vậy?”.
Thầy tướng số cười nói: “Chỉ cần cậu cưới người con gái đó, ngày sau nhất định sẽ đổi vận”.
Trương Đại Ngưu bán tín bán nghi, nhưng vẫn trả tiền rồi rời đi...
The podcast currently has 166 episodes available.
218 Listeners
124 Listeners
16 Listeners
23 Listeners
6 Listeners
37 Listeners
18 Listeners
30 Listeners
9 Listeners
5 Listeners
40 Listeners
32 Listeners
12 Listeners
29 Listeners
0 Listeners