https://chungchitienganhtinhoc.net/chuyen-vien-cao-cap/
Chuyên viên cao cấp là gì? Chuyên viên cao cấp tiếng anh là senior – specialist. Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 2/2021/TT-BNV chuyên viên cao cấp là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất về một hoặc một số lĩnh vực trong cơ quan, tổ chức hành chính ở cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh.
Chuyên viên cao cấp là những người chịu trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu tổng hợp, thẩm định, hoạch định chính sách, chiến lược vĩ mô theo ngành, lĩnh vực hoặc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật trong phạm vi Bộ, ngành, địa phương.
Một số chức danh của chuyên viên cao cấp theo ngành nghề như: Kiểm toán viên cao cấp, Thanh tra viên cao cấp, Kế toán viên cao cấp…
Dưới đây là thông tin chi tiết về mã ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch tương đương cùng được lương công chức nhóm A3. Cụ thể như sau:
Chuyên viên cao cấp – Mã ngạch 01.001.
Thanh tra viên cao cấp – Mã ngạch 04.023.
Kế toán viên cao cấp – Mã ngạch 06.029.
Kiểm tra viên cao cấp thuế – Mã ngạch 06.036.
Kiểm tra viên cao cấp hải quan – Mã ngạch 08.049.
Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng – Mã ngạch 07.044.
Kiểm toán viên cao cấp – Mã ngạch 06.041.
Chấp hành viên cao cấp – Mã ngạch 03.299.
Thẩm tra viên cao cấp – Mã ngạch 03.230.
Kiểm soát viên cao cấp thị trường – Mã ngạch 21.187.Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BNV nhiệm vụ cụ thể của chuyên viên cao cấp như sau:
Chịu trách nhiệm xây dựng góp phần làm hoàn thiện hiến pháp, các bộ luật, các quy định, các quy tắc, chế định của Bộ, ngành hoặc đề án, chương trình phát triển kinh tế – xã hội của các Tỉnh, Thành phố.
Trực tiếp chỉ đạo, triển khai hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các quy định, luật lệ của nhà nước và đề xuất các biện pháp, giải pháp để thực hiện có hiệu quả nhằm hài hòa các quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, mọi tổ chức trong một trật tự XH, hướng tới sự tổng hòa các lợi ích của cộng đồng.
Thực hiện các công việc như: tổng kết, đánh giá và đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường sự hiệu quả của công tác quản lý.
Chịu trách nhiệm nghiên cứu phát triển các đề tài, các công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước.
Chịu trách nhiệm đứng đầu trong công tác tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức các lớp, chương trình tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của ngành, lĩnh vực mà mình đang quản lý.Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 02/2021/TT-BNV quy định như sau: Ngạch Chuyên viên cao cấp (mã số 01.001) áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1). Lương chuyên viên cao cấp sẽ có 6 bậc với hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00.
Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, công thức tính lương của chuyên viên cao cấp như sau: Lương chuyên viên cao cấp = Hệ số x Mức lương cơ sở
Từ 01/7/2023 mức lương cơ sở của chuyên viên cao cấp là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15). Từ các thông tin trên dưới đây là bảng lương chuyên viên cao cấp bao gồm các bậc, hệ số và mức lương của 6 bậc.
Để trở thành chuyên viên cao cấp, công chức cần phải hoàn thành khóa bồi dưỡng và kỳ thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp. Ngoài những quy định về đối tượng được phép thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp, công chức cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với vị trí công tác.
Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ tương đương.
Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.