
Sign up to save your podcasts
Or
Đối với người nước ngoài, tại Pháp, tiếng Pháp trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để được cấp thẻ cư trú và hội nhập vào xã hội. Từ tháng 07/2025, người xin thẻ cư trú hoặc quốc tịch Pháp có ba cách để chứng minh trình độ tiếng Pháp : có bằng cấp của Pháp ; bất kỳ bằng chứng nào khác chứng minh thành thạo tiếng Pháp ; chứng chỉ ngôn ngữ tương ứng với mỗi loại thẻ cư trú : A2 cho thẻ từ 2-4 năm, B1 cho thẻ 10 năm và B2 để xin quốc tịch.
Chứng chỉ A2 tương đương với trình độ học sinh cấp 2, B1 tương đương với cấp 3 và B2 tương đương với trình độ đại học. Một điều kiện thắt chặt khác là sau khi đã ba lần có thẻ cư trú một năm, người nước ngoài phải xin thẻ cư trú nhiều năm, và như vậy, cần chứng chỉ tiếng Pháp A2. Nếu không chứng minh được, đơn xin có thể bị từ chối, dù đã sống ổn định ở Pháp hoặc đoàn tụ gia đình. Riêng về xin quốc tịch, điều kiện về tiếng Pháp cũng bị thắt chặt hơn, cần trình độ B2 (nói, viết) kể từ tháng 07/2025 thay vì B1 như hiện nay.
Quy định thắt chặt mới được ghi rõ trong Thông tư bộ trưởng Nội Vụ Bruno Retailleau tháng 01/2025 và có hiệu lực cho đến khi có luật nhập cư mới, dự kiến vào năm 2026. Bộ trưởng Othaman Nasrou, phụ trách Quyền Công dân và Chống phân biệt, khẳng định là chính quyền “sẽ khắt khe hơn về mặt hòa nhập xã hội”.
Để tạo thuận lợi cho người nước ngoài học tiếng Pháp, chính quyền triển khai nhiều phương tiện dạy học. Tuy nhiên, các lớp học trực tiếp, có giáo viên hướng dẫn chỉ còn dành cho người mới đến, chưa biết tiếng Pháp. Còn đối với người đã biết tiếng Pháp, họ có rất nhiều trang web tự học và trắc nghiệm trình độ (tham khảo trang FUN MOOC). Chính điều này khiến các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội giúp đỡ người nhập cư, tị nạn lo ngại và lên án vì như bỏ rơi người nhập cư, mặc họ tự xoay sở.
Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 04/04/2025 khi nói về việc chính phủ “thắt chặt kiểm soát nhập cư bất hợp pháp và tiến trình hội nhập”, ông Félix Guyon, trường THOT chuyên dạy tiếng Pháp cho người tị nạn và xin tị nạn ở vùng Ile-de-France, nêu một thực tế là không phải người nước ngoài nào cũng có điều kiện vật chất (máy tính, máy tính bảng) hoặc có kết nối internet tốt để có thể tự luyện tập.
Các hiệp hội tổ chức lớp học tiếng Pháp miễn phí cho người nước ngoàiTuy nhiên, để bổ sung cho “sự giảm cam kết của Nhà nước”, theo cáo buộc của các hiệp hội bảo vệ người tị nạn, di dân nước ngoài, có hàng nghìn chương trình dạy tiếng Pháp, đặc biệt là ở vùng Ile-de-France (Paris và vùng phụ cận), được các hiệp hội và trường tư tổ chức miễn phí cho người nhập cư. Trường THOT (viết tắt của Transmettre un Horizon à tous, Truyền tải cả một chân trời đến mọi người) là một trong số đó. Ông Félix Guyon giải thích :
“Hiện tại, trường THOT có 6 lớp học với khoảng 15 học viên mỗi lớp. Mỗi kỳ chúng tôi nhận được từ 200 đến 500 đăng ký. Do số lượng yêu cầu nhiều hơn số chỗ cho nên chúng tôi phải tuyển chọn học viên dựa trên các tiêu chí như không có bằng cấp, không nói được tiếng Pháp hoặc nói được ít tiếng Pháp, sống ở vùng Île-de-France và có thể học được 10 giờ mỗi tuần. Họ được yêu cầu đến làm bài kiểm tra để xếp vào lớp có trình độ tương ứng.
Đối với những người mà chúng tôi không thể tiếp đón được, chúng tôi sẽ cố gắng hướng dẫn họ, cung cấp cho họ địa chỉ và thông tin liên lạc của những nơi khác - có rất nhiều cơ sở ở Paris và vùng lân cận - để họ có thể nhanh chóng tìm được lớp học phù hợp. Chúng tôi có rất nhiều yêu cầu và đáng tiếc là chúng tôi không thể đáp ứng được hết”.
Người nước ngoài muốn học tiếng Pháp có thể truy cập vào các trang web hoặc ứng dụng, như BonjourBonjour hoặc Réseau Alpha.... chọn “học trực tiếp” hoặc “học trực tuyến (online)”, chọn khu vực sinh sống để có thể tìm được một khóa học phù hợp với nhu cầu. Những khóa học này đều miễn phí, theo ông Félix Guyon :
“Trường chúng tôi đặt mức lệ phí nhập học là 7 euro. Thực ra đây chỉ là mức phí mang tính biểu tượng nhằm tạo ra cam kết và hợp đồng giữa nhà trường và học viên. Chúng tôi cho rằng đây là một ý tưởng hay để cải thiện sự chăm chỉ, để hiệu quả hơn so với các khóa học hoàn toàn miễn phí. Dĩ nhiên là khoản phí này không thể chi trả cho toàn bộ kinh phí cho giảng viên, cơ sở vật chất và nhân viên. Nhưng ý tưởng của chúng tôi là lập ra một kiểu hợp đồng, một chút trách nhiệm, niềm tin giữa người học và nhà trường. Phần còn lại, chúng tôi phải đi tìm ngân sách từ các nguồn trợ cấp công, từ các tổ chức doanh nghiệp, quỹ tư nhân và quyên góp của cá nhân. Trọng trách của chúng tôi là phải tìm được nguồn tài trợ để có thể mở trường và tiếp nhận các học viên đó gần như miễn phí hết”.
Không có giấy tờ hợp lệ cũng có thể đăng ký họcTHOT được ba phụ nữ đồng sáng lập năm 2015 sau các sự kiện Mùa Xuân Ả Rập và chiến tranh ở Syria. Họ trực tiếp đến các khu tạm trú hỗ trợ người tị nạn và thấy rằng ngoài mong muốn có được mái nhà che mưa che nắng, được ăn uống bình thường, những di dân đến Paris, vùng Île-de-France hoặc Pháp thực sự muốn học tiếng Pháp giúp hòa nhập hiệu quả vào nước Pháp, được hội nhập vào xã hội Pháp.
“Trường THOT nhận được một số ngân sách dành cho một số kiểu quy chế. Ví dụ, Nhà nước cấp ngân sách cho chúng tôi để đào tạo người có quy chế tị nạn. Nhưng chúng tôi cũng có nhiều nguồn ngân sách khác, từ các cá nhân, các quỹ tư nhân giúp chúng tôi tiếp nhận cả những người không có giấy tờ hoặc đang xin tị nạn hoặc bị từ chối quyền tị nạn. Đối với những trường hợp như vậy, chúng tôi thực sự ủng hộ ý tưởng là tất cả người nước ngoài ở Pháp đều được quyền tiếp cận những điều kiện tốt để học tiếng Pháp.
Chúng tôi có những khóa học tiếng Pháp kéo dài 160 giờ phù hợp với trình độ của từng cá nhân và được giảng dạy bởi một giảng viên có trình độ chuyên môn, từ “vỡ lòng” dành cho những người không biết đọc, biết viết lên đến trình độ A2”.
Chính vì vậy, thẻ cư trú - được coi là giấy tờ tùy thân - không phải là một điều kiện bắt buộc khi đăng ký học tại những ngôi trường dạy tiếng này. Tuy nhiên, khi đến giai đoạn hỗ trợ tìm việc làm hoặc một ngành đào tạo chuyên môn, vấn đề thẻ cư trú lại là một trở ngại, theo giải thích của ông Félix Guyon :
“Ở điểm này, đúng là chúng tôi bị hạn chế vì quy chế của học viên, có nghĩa sẽ không thể đăng ký đào tạo chuyên môn cho một người không có giấy tờ. Chúng tôi sẽ phải cố gắng hỗ trợ nhiều nhất để giúp họ hợp thức hóa giấy tờ tùy theo hoàn cảnh cá nhân hoặc có tiến triển trong hồ sơ di trú. Nhưng chúng tôi sẽ không thể tìm việc làm cho người không có giấy tờ vì điều đó là bất hợp pháp. Vì vậy, chúng tôi phải theo hoàn cảnh của từng người, cố gắng giúp họ thay đổi hoàn cảnh và nhất là nâng cao trình độ tiếng Pháp. Sử dụng tốt tiếng Pháp sẽ luôn hữu ích cho họ, bất kể số phận của họ như thế nào, bất kể chặng đường còn lại của họ ra sao. Khi có trình độ tiếng Pháp tốt hơn, họ sẽ tự lập hơn, tự tin hơn vì ngoài ngôn ngữ, đây là những kỹ năng rất quan trọng cho chuỗi hành trình còn lại”.
Tạo điều kiện, đồng hành để đi tới thành côngKhông chỉ dạy tiếng Pháp, theo dõi quá trình học tập và tiến bộ của học viên, hầu hết các trường dạy tiếng cho người nước ngoài đều tổ chức thêm các hoạt động văn hóa, thể thao, dịch vụ tư vấn pháp lý di dân, tị nạn và xã hội.
“Ví dụ, tại trường THOT có tổ tư vấn pháp lý, định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ tâm lý trị liệu và cả nhà trẻ để những phụ nữ thường phải trông con có thể gửi con nhỏ trong giờ học. Mục tiêu thực sự là tạo ra một nơi hiệu quả và chu đáo để mọi người đến trường chúng tôi đều có thể học tiếng Pháp hiệu quả nhất có thể và trong điều kiện tốt nhất.
Tất cả các tổ tư vấn quanh các khóa học nhằm mục đích bảo đảm rằng khi đến lớp, đứng trước giáo viên, học viên có thể sẵn sàng về mặt tinh thần và sau đó là tự tin để có thể học tiếng Pháp hiệu quả và đạt được bằng tốt nghiệp đầu tiên bởi vì trong trường của chúng tôi, có những người chưa từng có bằng cấp nào ở nước của họ hoặc ở Pháp. Do đó chứng chỉ tiếng DILF (Diplôme Initial de Langue Française, chứng chỉ tiếng Pháp dành cho người mới bắt đầu) hoặc DELF (Diplôme d’Etudes en Langue Française, bằng tiếng Pháp cơ bản cấp A1) mà chúng tôi giúp họ đạt được, sẽ là bằng tốt nghiệp đầu tiên trong cuộc đời họ. Việc đó sẽ hữu ích trong việc tìm kiếm việc làm và con đường sự nghiệp, đồng thời cũng có tác động tích cực đến sự tự tin, tự chủ của họ”.
Thông tư Retailleau tháng 01/2025 thắt chặt yêu cầu về tiếng Pháp để hội nhập không ảnh hưởng đến người có quy chế tị nạn vì được luật pháp quốc tế bảo vệ. Họ sẽ không thể bị trục xuất nếu không đạt đến một trình độ ngôn ngữ yêu cầu. Còn tất cả những người nước ngoài khác sẽ phải chứng minh trình độ tiếng Pháp tương ứng. Chính phủ Pháp nhấn mạnh nhiều nước trên thế giới đã áp dụng yêu cầu trắc nghiệm ngôn ngữ.
Ví dụ Cơ quan Di trú và Thị thực Vương quốc Anh (UKVI) chấp nhận bài kiểm tra Secure English Language Tests (SELTs). Tại Canada, người nước ngoài xin thị thực hoặc xin nhập quốc tịch đều phải tham gia Kiểm tra trình độ tiếng Pháp (TCF), gồm bốn bài đánh giá kỹ năng hiểu nói/viết và khả năng diễn đạt nói/viết. Nhật Bản cũng yêu cầu người nước ngoài tham gia Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT), được chia thành năm cấp độ. Đối với người muốn có thẻ thường trú nhân thì cần phải có trình độ N1 và đây là trình độ rất khó đạt được.
FUN MOOC : Đại học Kỹ thuật số Pháp là nhóm lợi ích công cộng vận hành nền tảng FUN MOOC.
Réseau Alpha : Được thành lập vào năm 2006 bởi hai tình nguyện viên người Pháp, hiệp hội Réseau Alpha giới thiệu chương trình học tiếng Pháp tại Île-de-France và cung cấp nguồn lực cho các tổ chức địa phương đầu tư vào việc học tiếng Pháp. Do đó, mục đích của hội là tạo ra mối liên kết giữa người học tiếng Pháp và những người hỗ trợ người di cư.
Đối với người nước ngoài, tại Pháp, tiếng Pháp trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để được cấp thẻ cư trú và hội nhập vào xã hội. Từ tháng 07/2025, người xin thẻ cư trú hoặc quốc tịch Pháp có ba cách để chứng minh trình độ tiếng Pháp : có bằng cấp của Pháp ; bất kỳ bằng chứng nào khác chứng minh thành thạo tiếng Pháp ; chứng chỉ ngôn ngữ tương ứng với mỗi loại thẻ cư trú : A2 cho thẻ từ 2-4 năm, B1 cho thẻ 10 năm và B2 để xin quốc tịch.
Chứng chỉ A2 tương đương với trình độ học sinh cấp 2, B1 tương đương với cấp 3 và B2 tương đương với trình độ đại học. Một điều kiện thắt chặt khác là sau khi đã ba lần có thẻ cư trú một năm, người nước ngoài phải xin thẻ cư trú nhiều năm, và như vậy, cần chứng chỉ tiếng Pháp A2. Nếu không chứng minh được, đơn xin có thể bị từ chối, dù đã sống ổn định ở Pháp hoặc đoàn tụ gia đình. Riêng về xin quốc tịch, điều kiện về tiếng Pháp cũng bị thắt chặt hơn, cần trình độ B2 (nói, viết) kể từ tháng 07/2025 thay vì B1 như hiện nay.
Quy định thắt chặt mới được ghi rõ trong Thông tư bộ trưởng Nội Vụ Bruno Retailleau tháng 01/2025 và có hiệu lực cho đến khi có luật nhập cư mới, dự kiến vào năm 2026. Bộ trưởng Othaman Nasrou, phụ trách Quyền Công dân và Chống phân biệt, khẳng định là chính quyền “sẽ khắt khe hơn về mặt hòa nhập xã hội”.
Để tạo thuận lợi cho người nước ngoài học tiếng Pháp, chính quyền triển khai nhiều phương tiện dạy học. Tuy nhiên, các lớp học trực tiếp, có giáo viên hướng dẫn chỉ còn dành cho người mới đến, chưa biết tiếng Pháp. Còn đối với người đã biết tiếng Pháp, họ có rất nhiều trang web tự học và trắc nghiệm trình độ (tham khảo trang FUN MOOC). Chính điều này khiến các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội giúp đỡ người nhập cư, tị nạn lo ngại và lên án vì như bỏ rơi người nhập cư, mặc họ tự xoay sở.
Trả lời RFI Tiếng Việt ngày 04/04/2025 khi nói về việc chính phủ “thắt chặt kiểm soát nhập cư bất hợp pháp và tiến trình hội nhập”, ông Félix Guyon, trường THOT chuyên dạy tiếng Pháp cho người tị nạn và xin tị nạn ở vùng Ile-de-France, nêu một thực tế là không phải người nước ngoài nào cũng có điều kiện vật chất (máy tính, máy tính bảng) hoặc có kết nối internet tốt để có thể tự luyện tập.
Các hiệp hội tổ chức lớp học tiếng Pháp miễn phí cho người nước ngoàiTuy nhiên, để bổ sung cho “sự giảm cam kết của Nhà nước”, theo cáo buộc của các hiệp hội bảo vệ người tị nạn, di dân nước ngoài, có hàng nghìn chương trình dạy tiếng Pháp, đặc biệt là ở vùng Ile-de-France (Paris và vùng phụ cận), được các hiệp hội và trường tư tổ chức miễn phí cho người nhập cư. Trường THOT (viết tắt của Transmettre un Horizon à tous, Truyền tải cả một chân trời đến mọi người) là một trong số đó. Ông Félix Guyon giải thích :
“Hiện tại, trường THOT có 6 lớp học với khoảng 15 học viên mỗi lớp. Mỗi kỳ chúng tôi nhận được từ 200 đến 500 đăng ký. Do số lượng yêu cầu nhiều hơn số chỗ cho nên chúng tôi phải tuyển chọn học viên dựa trên các tiêu chí như không có bằng cấp, không nói được tiếng Pháp hoặc nói được ít tiếng Pháp, sống ở vùng Île-de-France và có thể học được 10 giờ mỗi tuần. Họ được yêu cầu đến làm bài kiểm tra để xếp vào lớp có trình độ tương ứng.
Đối với những người mà chúng tôi không thể tiếp đón được, chúng tôi sẽ cố gắng hướng dẫn họ, cung cấp cho họ địa chỉ và thông tin liên lạc của những nơi khác - có rất nhiều cơ sở ở Paris và vùng lân cận - để họ có thể nhanh chóng tìm được lớp học phù hợp. Chúng tôi có rất nhiều yêu cầu và đáng tiếc là chúng tôi không thể đáp ứng được hết”.
Người nước ngoài muốn học tiếng Pháp có thể truy cập vào các trang web hoặc ứng dụng, như BonjourBonjour hoặc Réseau Alpha.... chọn “học trực tiếp” hoặc “học trực tuyến (online)”, chọn khu vực sinh sống để có thể tìm được một khóa học phù hợp với nhu cầu. Những khóa học này đều miễn phí, theo ông Félix Guyon :
“Trường chúng tôi đặt mức lệ phí nhập học là 7 euro. Thực ra đây chỉ là mức phí mang tính biểu tượng nhằm tạo ra cam kết và hợp đồng giữa nhà trường và học viên. Chúng tôi cho rằng đây là một ý tưởng hay để cải thiện sự chăm chỉ, để hiệu quả hơn so với các khóa học hoàn toàn miễn phí. Dĩ nhiên là khoản phí này không thể chi trả cho toàn bộ kinh phí cho giảng viên, cơ sở vật chất và nhân viên. Nhưng ý tưởng của chúng tôi là lập ra một kiểu hợp đồng, một chút trách nhiệm, niềm tin giữa người học và nhà trường. Phần còn lại, chúng tôi phải đi tìm ngân sách từ các nguồn trợ cấp công, từ các tổ chức doanh nghiệp, quỹ tư nhân và quyên góp của cá nhân. Trọng trách của chúng tôi là phải tìm được nguồn tài trợ để có thể mở trường và tiếp nhận các học viên đó gần như miễn phí hết”.
Không có giấy tờ hợp lệ cũng có thể đăng ký họcTHOT được ba phụ nữ đồng sáng lập năm 2015 sau các sự kiện Mùa Xuân Ả Rập và chiến tranh ở Syria. Họ trực tiếp đến các khu tạm trú hỗ trợ người tị nạn và thấy rằng ngoài mong muốn có được mái nhà che mưa che nắng, được ăn uống bình thường, những di dân đến Paris, vùng Île-de-France hoặc Pháp thực sự muốn học tiếng Pháp giúp hòa nhập hiệu quả vào nước Pháp, được hội nhập vào xã hội Pháp.
“Trường THOT nhận được một số ngân sách dành cho một số kiểu quy chế. Ví dụ, Nhà nước cấp ngân sách cho chúng tôi để đào tạo người có quy chế tị nạn. Nhưng chúng tôi cũng có nhiều nguồn ngân sách khác, từ các cá nhân, các quỹ tư nhân giúp chúng tôi tiếp nhận cả những người không có giấy tờ hoặc đang xin tị nạn hoặc bị từ chối quyền tị nạn. Đối với những trường hợp như vậy, chúng tôi thực sự ủng hộ ý tưởng là tất cả người nước ngoài ở Pháp đều được quyền tiếp cận những điều kiện tốt để học tiếng Pháp.
Chúng tôi có những khóa học tiếng Pháp kéo dài 160 giờ phù hợp với trình độ của từng cá nhân và được giảng dạy bởi một giảng viên có trình độ chuyên môn, từ “vỡ lòng” dành cho những người không biết đọc, biết viết lên đến trình độ A2”.
Chính vì vậy, thẻ cư trú - được coi là giấy tờ tùy thân - không phải là một điều kiện bắt buộc khi đăng ký học tại những ngôi trường dạy tiếng này. Tuy nhiên, khi đến giai đoạn hỗ trợ tìm việc làm hoặc một ngành đào tạo chuyên môn, vấn đề thẻ cư trú lại là một trở ngại, theo giải thích của ông Félix Guyon :
“Ở điểm này, đúng là chúng tôi bị hạn chế vì quy chế của học viên, có nghĩa sẽ không thể đăng ký đào tạo chuyên môn cho một người không có giấy tờ. Chúng tôi sẽ phải cố gắng hỗ trợ nhiều nhất để giúp họ hợp thức hóa giấy tờ tùy theo hoàn cảnh cá nhân hoặc có tiến triển trong hồ sơ di trú. Nhưng chúng tôi sẽ không thể tìm việc làm cho người không có giấy tờ vì điều đó là bất hợp pháp. Vì vậy, chúng tôi phải theo hoàn cảnh của từng người, cố gắng giúp họ thay đổi hoàn cảnh và nhất là nâng cao trình độ tiếng Pháp. Sử dụng tốt tiếng Pháp sẽ luôn hữu ích cho họ, bất kể số phận của họ như thế nào, bất kể chặng đường còn lại của họ ra sao. Khi có trình độ tiếng Pháp tốt hơn, họ sẽ tự lập hơn, tự tin hơn vì ngoài ngôn ngữ, đây là những kỹ năng rất quan trọng cho chuỗi hành trình còn lại”.
Tạo điều kiện, đồng hành để đi tới thành côngKhông chỉ dạy tiếng Pháp, theo dõi quá trình học tập và tiến bộ của học viên, hầu hết các trường dạy tiếng cho người nước ngoài đều tổ chức thêm các hoạt động văn hóa, thể thao, dịch vụ tư vấn pháp lý di dân, tị nạn và xã hội.
“Ví dụ, tại trường THOT có tổ tư vấn pháp lý, định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ tâm lý trị liệu và cả nhà trẻ để những phụ nữ thường phải trông con có thể gửi con nhỏ trong giờ học. Mục tiêu thực sự là tạo ra một nơi hiệu quả và chu đáo để mọi người đến trường chúng tôi đều có thể học tiếng Pháp hiệu quả nhất có thể và trong điều kiện tốt nhất.
Tất cả các tổ tư vấn quanh các khóa học nhằm mục đích bảo đảm rằng khi đến lớp, đứng trước giáo viên, học viên có thể sẵn sàng về mặt tinh thần và sau đó là tự tin để có thể học tiếng Pháp hiệu quả và đạt được bằng tốt nghiệp đầu tiên bởi vì trong trường của chúng tôi, có những người chưa từng có bằng cấp nào ở nước của họ hoặc ở Pháp. Do đó chứng chỉ tiếng DILF (Diplôme Initial de Langue Française, chứng chỉ tiếng Pháp dành cho người mới bắt đầu) hoặc DELF (Diplôme d’Etudes en Langue Française, bằng tiếng Pháp cơ bản cấp A1) mà chúng tôi giúp họ đạt được, sẽ là bằng tốt nghiệp đầu tiên trong cuộc đời họ. Việc đó sẽ hữu ích trong việc tìm kiếm việc làm và con đường sự nghiệp, đồng thời cũng có tác động tích cực đến sự tự tin, tự chủ của họ”.
Thông tư Retailleau tháng 01/2025 thắt chặt yêu cầu về tiếng Pháp để hội nhập không ảnh hưởng đến người có quy chế tị nạn vì được luật pháp quốc tế bảo vệ. Họ sẽ không thể bị trục xuất nếu không đạt đến một trình độ ngôn ngữ yêu cầu. Còn tất cả những người nước ngoài khác sẽ phải chứng minh trình độ tiếng Pháp tương ứng. Chính phủ Pháp nhấn mạnh nhiều nước trên thế giới đã áp dụng yêu cầu trắc nghiệm ngôn ngữ.
Ví dụ Cơ quan Di trú và Thị thực Vương quốc Anh (UKVI) chấp nhận bài kiểm tra Secure English Language Tests (SELTs). Tại Canada, người nước ngoài xin thị thực hoặc xin nhập quốc tịch đều phải tham gia Kiểm tra trình độ tiếng Pháp (TCF), gồm bốn bài đánh giá kỹ năng hiểu nói/viết và khả năng diễn đạt nói/viết. Nhật Bản cũng yêu cầu người nước ngoài tham gia Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT), được chia thành năm cấp độ. Đối với người muốn có thẻ thường trú nhân thì cần phải có trình độ N1 và đây là trình độ rất khó đạt được.
FUN MOOC : Đại học Kỹ thuật số Pháp là nhóm lợi ích công cộng vận hành nền tảng FUN MOOC.
Réseau Alpha : Được thành lập vào năm 2006 bởi hai tình nguyện viên người Pháp, hiệp hội Réseau Alpha giới thiệu chương trình học tiếng Pháp tại Île-de-France và cung cấp nguồn lực cho các tổ chức địa phương đầu tư vào việc học tiếng Pháp. Do đó, mục đích của hội là tạo ra mối liên kết giữa người học tiếng Pháp và những người hỗ trợ người di cư.
41 Listeners
28 Listeners
4 Listeners
6 Listeners
2 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
8 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
5 Listeners
1 Listeners