
Sign up to save your podcasts
Or
Cuộc chiến tại sườn đông châu Âu kéo dài từ ba năm qua, khiến những trẻ em mồ côi cha mẹ, những thường dân phải đối mặt với tiếng bom đạn hàng ngày, khiến hàng triệu người phải bỏ nhà bỏ cửa, rời khỏi Ukraina đi lánh nạn, gây ra những vết thương tâm lý, dù là những binh lính trên chiến tuyến hay những người tị nạn xa xứ. Nhiều người đã tìm đến trị liệu bằng nghệ thuật, để “chữa lành” những thương tổn tâm lý đó.
Tại Ukraina, có một “cơn lốc tội lỗi”, theo nhận định của nhà làm phim Iryna Tsilyk, được báo Anh The Guardian trích dẫn: “Mỗi người trong chúng ta đều cảm thấy tội lỗi. Những người rời khỏi đất nước cảm thấy tội lỗi với những người ở lại. Những người ở lại nhưng sống ở hậu phương, cảm thấy tội lỗi với quân đội. Quân đội có tội lỗi riêng, họ cảm thấy tội lỗi với những người anh em của họ, những người có những cấp độ kinh nghiệm khác nhau.” Những người sống sót cảm thấy tội lỗi khi đồng đội bị giết nhưng mình thoát chết, không hề hấn gì. Có những người cảm thấy tội lỗi vì không “làm đủ” để giúp nỗ lực chiến tranh.
20 % dân số Ukraina có nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe tinh thầnTheo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), trong số những người trải qua chiến tranh hoặc xung đột, thì 22 % sẽ mắc chứng trầm cảm, lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt. WHO ước tính có khoảng 9,6 triệu người ở Ukraina (gần một phần tư dân số Ukraine) có thể có vấn đề về tình trạng sức khỏe tâm thần.
Theo bộ Giáo dục và Khoa học Ukraina, được Reuters trích dẫn, nếu trong những ngày đầu cuộc chiến, thách thức lớn nhất là làm sao bảo đảm an toàn cho người dân trước những đợt tấn công của Nga, thì nhu cầu hỗ trợ tâm lý cho giáo viên và học sinh dần tăng mạnh vào năm 2023. Hơn 50.000 trẻ em Ukraina đã tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp về các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Tại một số bệnh viện ở Ukraina, hay trong các trung tâm tiếp đón những người phải di tản vì chiến tranh, hiệp hội ART THERAPY FORCE, sử dụng các liệu pháp nghệ thuật để hỗ trợ sức khoẻ tinh thần, tâm lý và cảm xúc, cho những cựu chiến binh.
Tổ chức phi chính phủ DTCare cũng đã triển khai chương trình trị liệu nghệ thuật tại Odesa, Ukraina, cùng với Quỹ từ thiện của Hải quân Ukraina dành cho cựu chiến binh và gia đình của họ, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ.
Nhiều sáng kiến chữa trị, hỗ trợ tâm lý khác cũng đã được khởi xướng. Tại Kiev, theo tường trình của RFI tiếng Ukraina, dự án "Support Paw" hỗ trợ cho trẻ em bị tổn thương do chiến tranh, với phương pháp trị liệu bằng thú cưng giúp trẻ em thích nghi và giao lưu thông qua trò chơi và đọc sách, bên cạnh sự đồng hành thú cưng, biến những chú chó thành bác sĩ tâm lý (canisterapy).
Sunny là tên của một chú chó berger Úc, đã “hành nghề” trị liệu tâm lý cho trẻ em từ hơn sáu tháng qua. Để đảm nhận vị trí này, Sunny trước đó phải tham gia các khoá đào đạo đặc biệt. Hiện Sunny, chơi đùa, đọc sách cùng trẻ trong một hiệu sách ở thủ đô Ukraina. Bà Maryna Prokopenko, lãnh đạo của trung tâm trị liệu bằng thú cưng InNikos cho biết : “Ban đầu, những đứa trẻ này vui đùa với chú chó, cùng làm các động tác khác nhau, ra lệnh, huấn luyện chúng, và ngồi xuống đọc sách với chúng.”
Một buổi trị liệu bằng thú cưng kéo dài vài giờ. Trẻ em, lần lượt đọc sách cùng những chú chó. Sách loại nào không quan trọng, mà quá trình mới quan trọng. Theo những người tổ chức, việc đọc to giúp trẻ em thư giãn. Sự kiện như vậy, lần đầu tiên được tổ chức ở hiệu sách này vào ngày 4/02. Ban tổ chức cho biết sẽ duy trì hoạt động này vào mỗi thứ Ba hàng tuần, mở cửa miễn phí cho tất cả mọi người.
Đọc sách với chó cũng giúp những đứa trẻ phải di tản vì chiến tranh, có thể tìm bạn mới, và cảm thấy là thành viên của cộng đồng. Bà Hanna Khomenko, đồng sáng lập tổ chức « Children of Heroes », cho biết : “Đó là những đứa trẻ mồ côi cha hoặc mẹ, hoặc cả hai do chiến tranh. Tại Ukraina, hiện chúng tôi phụ trách hỗ trợ khoảng 13 000 đứa trẻ. Gần 9 000 gia đình đã mất ít nhất một người thân”.
Rối loạn tâm lý do chiến tranhTrong khi trẻ em tại Kiev, thường xuyên phải nghe tiếng còi báo động phòng không, thì gần chiến tuyến, hầu hết các trường học đóng cửa vì lo ngại về an toàn, theo Reuters, có nghĩa là từ ba năm qua, lũ trẻ hiếm khi được gặp bạn bè của chúng. Bà Katerina Timakina, sáng lập tổ chức Sane Ukraine hỗ trợ giáo viên về mặt tâm lý, cho rằng “đây là một vấn đề lớn mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong tương lai vì thế hệ trẻ em này đã không có các tương tác với bên ngoài, nghĩa là giao tiếp, giao lưu, thích nghi với thói quen trong 3 năm, phải đối mặt với chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý và rối loạn phát triển hậu chấn thương tâm lý vì chiến tranh”.
Vào năm 2022, bộ Y Tế Ukraina ước tính hơn 90% người dân Ukraina có ít nhất một trong các triệu chứng của chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Vào năm 2023, bộ này cho biết có tới 4 triệu trẻ em có thể cần được hỗ trợ tâm lý để đối phó với những chấn thương của cuộc xâm lược do Nga tiến hành.
Tổ chức DTCare nêu ra vấn đề chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại nước Liên Xô cũ. Dưới sự kiểm soát của Matxcơva trước khi Liên Xô sụp đổ, những người phản đối chế độ bị gắn mác là 'bệnh tâm thần' và bị giam giữ trong các bệnh viện tâm thần. Hệ thống chăm sóc y tế tại Ukraina cũng tồn tại nhiều bất cập do thiếu lòng tin, thiếu hiểu biết và nhận thức về vấn đề sức khoẻ tâm ký, sợ kỳ thị và xấu hổ, khiến mọi người ngại ngần tìm sự giúp đỡ y tế.
Neil Greenberg, giáo sư sức khỏe tâm thần quốc phòng tại trường đại học King's College ở London, được AP trích dẫn, đã đào tạo trực tuyến cho quân đội Ukraina về cách xử lý các dấu hiệu tổn thương tâm lý. Theo ông Greenberg, “không giống như những người lính đã chiến đấu ở Afghanistan hoặc cho quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, những người lính Ukraina đang chiến đấu tại quê hương của họ, với sự ủng hộ rõ ràng của công chúng, một kẻ thù rõ ràng và các mục tiêu và lý do chính đáng vững chắc, và điều này có thể giúp giảm bớt hậu quả về sức khỏe tinh thần cho các cựu chiến binh Ukraina.”
Trị liệu bằng nghệ thuật dưới góc nhìn từ những người tị nạnĐối với những người Ukraina phải xa xứ vì chiến tranh, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em và người cao tuổi,( ước tính lên đến 6 triệu người kể từ đầu cuộc xung đột), liệu pháp nghệ thuật cũng được coi là một biện pháp hỗ trợ tâm lý, khi phải xa xa gia đình, để lại người thân ở Ukraina, mà chồng của một số người phải ở lại, gia nhập quân đội chống Nga.
Cô Angela Itskovych cùng con trai rời Ukraina đến lánh nạn tại Pháp từ năm 2022, và nhận được quy chế bảo hộ tạm thời của châu Âu. Cho đến nay, ký ức về ngày đầu cuộc chiến nổ ra như thế nào, phải rời khỏi Ukraina trên chiếc xe chật ních người, sang đến Đức rồi đến Pháp ra sao, vẫn hiện rõ trong tâm trí cô. Cùng với một nhóm phụ nữ Ukraina khác tại Pháp, vào tháng 12/2022, cô đã mở một lớp nhảy, hỗ trợ tâm lý cho những phụ nữ Ukraina khác có cùng hoàn cảnh.
Trả lời RFI Việt ngữ, Angela cho biết : "Lúc đầu, hoạt động này giúp chúng tôi tạo một cộng đồng của riêng mình. Khi nhảy cùng nhau, chúng tôi cảm thấy gần gũi hơn, trải qua nhiều thời gian cùng nhau, và dần dần coi nhau như gia đình. Điều quan trọng nhất với chúng tôi là làm sao thích ứng được cuộc sống ở đây, để hiểu hoàn cảnh của chính mình, để hiểu cách những người khác, nhìn thấy chúng tôi ra sao, và cho phép chúng tôi chia sẻ những câu chuyện ẩn giấu sâu bên trong.
Tại sao lại nhảy ? Vì có những chủ đề không thể nói ra, vì những phụ nữ này đến từ những thành phố khác nhau của Ukraina, một số đã phải chứng kiến những cảnh không thể tưởng tượng được và rất khó để hiểu, để kể chuyện gì đã xảy ra. Hầu hết chúng tôi ai cũng mang theo trẻ con, đi tị nạn. Việc di chuyển trong các điệu nhảy khác nhau khiến chúng tôi dễ dàng bày tỏ bằng các chuyển động của cơ thể, và sau đó có thể giãi bày dễ dàng hơn, cởi mở hơn. Nhảy giúp chúng tôi chữa lành về mặt tâm lý, không cảm thấy bị đóng băng ở bên trong và cở mở hơn”.
Lớp nhảy trị liệu - Dance Therapy, do cô Angela khởi xướng, ban đầu chỉ là một hoạt động tự phát, nhưng dần dần đã thu hút được hơn 200 phụ nữ Ukraina từ khắp nước Pháp tham gia, đủ mọi lứa tuổi. Đó là những phụ nữ di tản từ Kiev, Odessa, Dnirpo, Lviv, mỗi người có một hành trình câu chuyện riêng. Hiện cô Angela cũng đã đăng ký để lớp nhảy của mình trở thành một hiệp hội, không chỉ hỗ trợ cho cộng đồng tị nạn Ukraina tại Pháp, mà cả những người tị nạn quốc tịch khác khác tại Pháp và cũng mở cửa cho tất cả công chúng Pháp tại muốn thử.
Cô Anastasia, một trong những người tham gia vào hoạt động này chia sẻ : “ Nếu là một người tị nạn, thì thường sẽ nghĩ rằng mình là nạn nhân và phải vượt qua hoàn cảnh đó. Việc kết nối với những người từ các nước khác trong lớp nhảy này , những người Pháp và những người khác, khiến tôi bắt đầu thấy họ như là những người bình đẳng chứ không phải những người đến giúp đỡ, cứu vớt chúng tôi, và chúng tôi là nạn nhân… Bởi trước kia, tôi từng nghĩ mình là nạn nhân và mắc trầm cảm vì suy nghĩ đó. Khi nhảy, lúc lăn bò xuống sàn, thực hiện những động tác kỳ lạ cùng với nhau, tôi cảm thấy cởi mở hơn với mọi người, và khi đi ra khỏi phòng nhảy, tôi có thể làm những thứ mà trước kia tôi rất sợ, ví dụ như là trả lời phỏng vấn từ nhà báo, kể câu chuyện của mình. Và tôi thấy rằng thế giới vẫn rộng mở với tôi, quan trọng là tôi vẫn còn sống”.
Ban đầu lớp nhảy được tổ chức theo tuần, với sự hỗ trợ của một bác sĩ tâm lý và một giáo viên dạy nhảy, nhưng sau đó dần phát triển thành một dự án hỗ trợ tâm lý cho những phụ nữ Ukraina qua những khoá nhảy có chủ đề, với một dự án làm phim tài liệu.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của liệu pháp nghệ thuật trong việc giảm các triệu chứng lo âu, căng thẳng và trầm cảm lên đến 73% và xu hướng tự hủy hại bản thân ở thanh thiếu niên giảm xuống 54%. Đối với cựu chiến binh, liệu pháp nghệ thuật đã cho thấy sự cải thiện 50% đối với các triệu chứng của Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
Cuộc chiến tại sườn đông châu Âu kéo dài từ ba năm qua, khiến những trẻ em mồ côi cha mẹ, những thường dân phải đối mặt với tiếng bom đạn hàng ngày, khiến hàng triệu người phải bỏ nhà bỏ cửa, rời khỏi Ukraina đi lánh nạn, gây ra những vết thương tâm lý, dù là những binh lính trên chiến tuyến hay những người tị nạn xa xứ. Nhiều người đã tìm đến trị liệu bằng nghệ thuật, để “chữa lành” những thương tổn tâm lý đó.
Tại Ukraina, có một “cơn lốc tội lỗi”, theo nhận định của nhà làm phim Iryna Tsilyk, được báo Anh The Guardian trích dẫn: “Mỗi người trong chúng ta đều cảm thấy tội lỗi. Những người rời khỏi đất nước cảm thấy tội lỗi với những người ở lại. Những người ở lại nhưng sống ở hậu phương, cảm thấy tội lỗi với quân đội. Quân đội có tội lỗi riêng, họ cảm thấy tội lỗi với những người anh em của họ, những người có những cấp độ kinh nghiệm khác nhau.” Những người sống sót cảm thấy tội lỗi khi đồng đội bị giết nhưng mình thoát chết, không hề hấn gì. Có những người cảm thấy tội lỗi vì không “làm đủ” để giúp nỗ lực chiến tranh.
20 % dân số Ukraina có nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe tinh thầnTheo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), trong số những người trải qua chiến tranh hoặc xung đột, thì 22 % sẽ mắc chứng trầm cảm, lo âu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt. WHO ước tính có khoảng 9,6 triệu người ở Ukraina (gần một phần tư dân số Ukraine) có thể có vấn đề về tình trạng sức khỏe tâm thần.
Theo bộ Giáo dục và Khoa học Ukraina, được Reuters trích dẫn, nếu trong những ngày đầu cuộc chiến, thách thức lớn nhất là làm sao bảo đảm an toàn cho người dân trước những đợt tấn công của Nga, thì nhu cầu hỗ trợ tâm lý cho giáo viên và học sinh dần tăng mạnh vào năm 2023. Hơn 50.000 trẻ em Ukraina đã tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp về các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Tại một số bệnh viện ở Ukraina, hay trong các trung tâm tiếp đón những người phải di tản vì chiến tranh, hiệp hội ART THERAPY FORCE, sử dụng các liệu pháp nghệ thuật để hỗ trợ sức khoẻ tinh thần, tâm lý và cảm xúc, cho những cựu chiến binh.
Tổ chức phi chính phủ DTCare cũng đã triển khai chương trình trị liệu nghệ thuật tại Odesa, Ukraina, cùng với Quỹ từ thiện của Hải quân Ukraina dành cho cựu chiến binh và gia đình của họ, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ.
Nhiều sáng kiến chữa trị, hỗ trợ tâm lý khác cũng đã được khởi xướng. Tại Kiev, theo tường trình của RFI tiếng Ukraina, dự án "Support Paw" hỗ trợ cho trẻ em bị tổn thương do chiến tranh, với phương pháp trị liệu bằng thú cưng giúp trẻ em thích nghi và giao lưu thông qua trò chơi và đọc sách, bên cạnh sự đồng hành thú cưng, biến những chú chó thành bác sĩ tâm lý (canisterapy).
Sunny là tên của một chú chó berger Úc, đã “hành nghề” trị liệu tâm lý cho trẻ em từ hơn sáu tháng qua. Để đảm nhận vị trí này, Sunny trước đó phải tham gia các khoá đào đạo đặc biệt. Hiện Sunny, chơi đùa, đọc sách cùng trẻ trong một hiệu sách ở thủ đô Ukraina. Bà Maryna Prokopenko, lãnh đạo của trung tâm trị liệu bằng thú cưng InNikos cho biết : “Ban đầu, những đứa trẻ này vui đùa với chú chó, cùng làm các động tác khác nhau, ra lệnh, huấn luyện chúng, và ngồi xuống đọc sách với chúng.”
Một buổi trị liệu bằng thú cưng kéo dài vài giờ. Trẻ em, lần lượt đọc sách cùng những chú chó. Sách loại nào không quan trọng, mà quá trình mới quan trọng. Theo những người tổ chức, việc đọc to giúp trẻ em thư giãn. Sự kiện như vậy, lần đầu tiên được tổ chức ở hiệu sách này vào ngày 4/02. Ban tổ chức cho biết sẽ duy trì hoạt động này vào mỗi thứ Ba hàng tuần, mở cửa miễn phí cho tất cả mọi người.
Đọc sách với chó cũng giúp những đứa trẻ phải di tản vì chiến tranh, có thể tìm bạn mới, và cảm thấy là thành viên của cộng đồng. Bà Hanna Khomenko, đồng sáng lập tổ chức « Children of Heroes », cho biết : “Đó là những đứa trẻ mồ côi cha hoặc mẹ, hoặc cả hai do chiến tranh. Tại Ukraina, hiện chúng tôi phụ trách hỗ trợ khoảng 13 000 đứa trẻ. Gần 9 000 gia đình đã mất ít nhất một người thân”.
Rối loạn tâm lý do chiến tranhTrong khi trẻ em tại Kiev, thường xuyên phải nghe tiếng còi báo động phòng không, thì gần chiến tuyến, hầu hết các trường học đóng cửa vì lo ngại về an toàn, theo Reuters, có nghĩa là từ ba năm qua, lũ trẻ hiếm khi được gặp bạn bè của chúng. Bà Katerina Timakina, sáng lập tổ chức Sane Ukraine hỗ trợ giáo viên về mặt tâm lý, cho rằng “đây là một vấn đề lớn mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong tương lai vì thế hệ trẻ em này đã không có các tương tác với bên ngoài, nghĩa là giao tiếp, giao lưu, thích nghi với thói quen trong 3 năm, phải đối mặt với chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý và rối loạn phát triển hậu chấn thương tâm lý vì chiến tranh”.
Vào năm 2022, bộ Y Tế Ukraina ước tính hơn 90% người dân Ukraina có ít nhất một trong các triệu chứng của chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Vào năm 2023, bộ này cho biết có tới 4 triệu trẻ em có thể cần được hỗ trợ tâm lý để đối phó với những chấn thương của cuộc xâm lược do Nga tiến hành.
Tổ chức DTCare nêu ra vấn đề chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại nước Liên Xô cũ. Dưới sự kiểm soát của Matxcơva trước khi Liên Xô sụp đổ, những người phản đối chế độ bị gắn mác là 'bệnh tâm thần' và bị giam giữ trong các bệnh viện tâm thần. Hệ thống chăm sóc y tế tại Ukraina cũng tồn tại nhiều bất cập do thiếu lòng tin, thiếu hiểu biết và nhận thức về vấn đề sức khoẻ tâm ký, sợ kỳ thị và xấu hổ, khiến mọi người ngại ngần tìm sự giúp đỡ y tế.
Neil Greenberg, giáo sư sức khỏe tâm thần quốc phòng tại trường đại học King's College ở London, được AP trích dẫn, đã đào tạo trực tuyến cho quân đội Ukraina về cách xử lý các dấu hiệu tổn thương tâm lý. Theo ông Greenberg, “không giống như những người lính đã chiến đấu ở Afghanistan hoặc cho quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, những người lính Ukraina đang chiến đấu tại quê hương của họ, với sự ủng hộ rõ ràng của công chúng, một kẻ thù rõ ràng và các mục tiêu và lý do chính đáng vững chắc, và điều này có thể giúp giảm bớt hậu quả về sức khỏe tinh thần cho các cựu chiến binh Ukraina.”
Trị liệu bằng nghệ thuật dưới góc nhìn từ những người tị nạnĐối với những người Ukraina phải xa xứ vì chiến tranh, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em và người cao tuổi,( ước tính lên đến 6 triệu người kể từ đầu cuộc xung đột), liệu pháp nghệ thuật cũng được coi là một biện pháp hỗ trợ tâm lý, khi phải xa xa gia đình, để lại người thân ở Ukraina, mà chồng của một số người phải ở lại, gia nhập quân đội chống Nga.
Cô Angela Itskovych cùng con trai rời Ukraina đến lánh nạn tại Pháp từ năm 2022, và nhận được quy chế bảo hộ tạm thời của châu Âu. Cho đến nay, ký ức về ngày đầu cuộc chiến nổ ra như thế nào, phải rời khỏi Ukraina trên chiếc xe chật ních người, sang đến Đức rồi đến Pháp ra sao, vẫn hiện rõ trong tâm trí cô. Cùng với một nhóm phụ nữ Ukraina khác tại Pháp, vào tháng 12/2022, cô đã mở một lớp nhảy, hỗ trợ tâm lý cho những phụ nữ Ukraina khác có cùng hoàn cảnh.
Trả lời RFI Việt ngữ, Angela cho biết : "Lúc đầu, hoạt động này giúp chúng tôi tạo một cộng đồng của riêng mình. Khi nhảy cùng nhau, chúng tôi cảm thấy gần gũi hơn, trải qua nhiều thời gian cùng nhau, và dần dần coi nhau như gia đình. Điều quan trọng nhất với chúng tôi là làm sao thích ứng được cuộc sống ở đây, để hiểu hoàn cảnh của chính mình, để hiểu cách những người khác, nhìn thấy chúng tôi ra sao, và cho phép chúng tôi chia sẻ những câu chuyện ẩn giấu sâu bên trong.
Tại sao lại nhảy ? Vì có những chủ đề không thể nói ra, vì những phụ nữ này đến từ những thành phố khác nhau của Ukraina, một số đã phải chứng kiến những cảnh không thể tưởng tượng được và rất khó để hiểu, để kể chuyện gì đã xảy ra. Hầu hết chúng tôi ai cũng mang theo trẻ con, đi tị nạn. Việc di chuyển trong các điệu nhảy khác nhau khiến chúng tôi dễ dàng bày tỏ bằng các chuyển động của cơ thể, và sau đó có thể giãi bày dễ dàng hơn, cởi mở hơn. Nhảy giúp chúng tôi chữa lành về mặt tâm lý, không cảm thấy bị đóng băng ở bên trong và cở mở hơn”.
Lớp nhảy trị liệu - Dance Therapy, do cô Angela khởi xướng, ban đầu chỉ là một hoạt động tự phát, nhưng dần dần đã thu hút được hơn 200 phụ nữ Ukraina từ khắp nước Pháp tham gia, đủ mọi lứa tuổi. Đó là những phụ nữ di tản từ Kiev, Odessa, Dnirpo, Lviv, mỗi người có một hành trình câu chuyện riêng. Hiện cô Angela cũng đã đăng ký để lớp nhảy của mình trở thành một hiệp hội, không chỉ hỗ trợ cho cộng đồng tị nạn Ukraina tại Pháp, mà cả những người tị nạn quốc tịch khác khác tại Pháp và cũng mở cửa cho tất cả công chúng Pháp tại muốn thử.
Cô Anastasia, một trong những người tham gia vào hoạt động này chia sẻ : “ Nếu là một người tị nạn, thì thường sẽ nghĩ rằng mình là nạn nhân và phải vượt qua hoàn cảnh đó. Việc kết nối với những người từ các nước khác trong lớp nhảy này , những người Pháp và những người khác, khiến tôi bắt đầu thấy họ như là những người bình đẳng chứ không phải những người đến giúp đỡ, cứu vớt chúng tôi, và chúng tôi là nạn nhân… Bởi trước kia, tôi từng nghĩ mình là nạn nhân và mắc trầm cảm vì suy nghĩ đó. Khi nhảy, lúc lăn bò xuống sàn, thực hiện những động tác kỳ lạ cùng với nhau, tôi cảm thấy cởi mở hơn với mọi người, và khi đi ra khỏi phòng nhảy, tôi có thể làm những thứ mà trước kia tôi rất sợ, ví dụ như là trả lời phỏng vấn từ nhà báo, kể câu chuyện của mình. Và tôi thấy rằng thế giới vẫn rộng mở với tôi, quan trọng là tôi vẫn còn sống”.
Ban đầu lớp nhảy được tổ chức theo tuần, với sự hỗ trợ của một bác sĩ tâm lý và một giáo viên dạy nhảy, nhưng sau đó dần phát triển thành một dự án hỗ trợ tâm lý cho những phụ nữ Ukraina qua những khoá nhảy có chủ đề, với một dự án làm phim tài liệu.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của liệu pháp nghệ thuật trong việc giảm các triệu chứng lo âu, căng thẳng và trầm cảm lên đến 73% và xu hướng tự hủy hại bản thân ở thanh thiếu niên giảm xuống 54%. Đối với cựu chiến binh, liệu pháp nghệ thuật đã cho thấy sự cải thiện 50% đối với các triệu chứng của Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
27 Listeners
38 Listeners
4 Listeners
6 Listeners
14 Listeners
2 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
8 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
5 Listeners