
Sign up to save your podcasts
Or
Năm 2023, Pháp có ba nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời, chật vật đối phó với cạnh tranh từ Trung Quốc. Đến đầu năm 2025, Photowatt, nhà máy cuối cùng, cũng ngừng hoạt động. Cùng lúc, Pháp rộng tay chào đón DAS Solar - một “đại gia” Trung Quốc trong lĩnh vực này. Nhà máy đầu tiên có quy mô lớn của DAS Solar tại Pháp sẽ đi vào hoạt động vào tháng 06/2025 ở vùng Montbéliard. Đây cũng là “gigafactory” đầu tiên ở Liên Hiệp Châu Âu để hướng đến thị trường châu Âu và châu Phi.
Theo nhật báo Pháp Les Echos, dự án nhà máy đầu tiên của DAS Solar bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc được thông báo ngày 18/11/2024 khi công ty này ký với vùng Montbéliard (tỉnh Doubs) một thỏa thuận mua lại khu công nghiệp bỏ hoang rộng 100.000 m2 ở Mandeure, trị giá 1,2 tỉ euro chưa tính thuế, dự kiến đầu tư 109 tỉ euro vào nhà máy tương lai có công suất hàng năm 3 gigawatt (GW), tạo ra từ 450 đến 600 việc làm trực tiếp. Ông Jean-Pierre Hocquet, thị trưởng Mandeure (Doubs), nhấn mạnh đến việc “đôi bên cùng có lợi” : “Trước hết, đây là một cơ hội tốt bởi vì nhà máy này đã bị bỏ hoang từ khi nhà máy Forvia rời đi và chờ nhà đầu tư mới trong suốt nhiều năm qua”.
Khu vực từng là biểu tượng của ngành công nghiệp địa phương, là nơi xuất xưởng những chiếc xe đạp Peugeot đầu tiên, sau này trở thành nhà máy sản xuất ống xả cho nhà cung cấp phụ tùng ô tô đến năm 2021. Việc DAS Solar “tới (Pháp) là sự trở lại công bằng của mọi chuyện”, theo nhận định của Charles Demouge, chủ tịch cộng đồng đô thị Vùng Montbéliard. “Cách đây 50 năm, Peugeot mang công nghệ của mình đến Quảng Châu. Bây giờ, Trung Quốc mang đến cho chúng ta kinh nghiệm của họ về sản xuất tấm pin mặt trời để tránh phải trả thêm thuế”.
Pháp đã chủ động mời DAS Solar đến đầu tư vào lúc tập đoàn Trung Quốc tìm địa điểm ở Đức, Tây Ban Nha… Bà Shi Si, giám đốc DAS Solar Pháp, giải thích trong phóng sự của chương trình C dans l’Air ngày 04/02/2025 : “DAS Solar quyết định chọn đầu tư vào đây (Mandeure) để rút ngắn thời hạn xây dựng, bởi vì các tòa nhà đã có sẵn để khởi động sản xuất sớm nhất có thể. Tôi đã thăm rất nhiều nước trước đó như Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, nhưng cuối cùng tôi chọn Pháp, bởi vì chúng tôi được văn phòng tổng thống tiếp đón nồng hậu ngay từ lúc đầu, cũng như các bộ ngành khác, trong đó có cả bộ Tài Chính. Họ quan tâm đến dự án của chúng tôi”.
Pháp cần Trung Quốc chuyển giao công nghệ pin mặt trờiÔng Frédéric Barbier, nguyên dân biểu tỉnh Doubs, hiện là đại diện của DAS Solar Châu Âu, giải thích “DAS Solar muốn tiến nhanh và điện Elysée sẵn sàng bật đèn xanh, với điều kiện phải chuyển giao công nghệ”. Điều này nói lên tất cả thực tế về lĩnh vực này tại Pháp, cũng như tại châu Âu nói chung, theo giải thích của kinh tế gia Sébastien Jean, giám đốc liên kết tại Viện IFRI : “Yếu tố mấu chốt để thành công được ở Pháp là có sự chuyển giao công nghệ, bởi vì trên thực tế Trung Quốc tiến bộ vượt trội, bỏ xa các đối thủ về công nghệ năng lượng mặt trời”.
Trung Quốc gần như chiếm độc quyền tấm pin mặt trời trên thế giới vì sản xuất đến 80%, trong khi 20 năm trước đây chỉ chiếm 6% thị phần. Theo văn phòng Wood Mackenzy, 10 nhà sản xuất lớn nhất trên thế giới là của Trung Quốc. Tốc độ phát triển chóng mặt, giá thành giảm đã khiến các đối thủ của Trung Quốc không cầm cự được và lần lượt ngừng hoạt động. Năm 2022, Trung Quốc đã tăng gấp ba sản lượng và tiếp tục tăng gấp đôi trong năm 2023 đến mức sản xuất dư thừa so với nhu cầu.
Trong phóng sự ngày 12/02/2024 của trang Euronews, tổng thư ký Johan Lindahl của ESMC (European Solar Manufaturing Council), giải thích : “Trung Quốc trợ cấp cho ngành công nghiệp này từ hơn mười năm qua. Họ đưa ra một quyết định mang tính chiến lược cách đây hơn 15 năm, xem pin mặt trời là một ngành công nghệ chiến lược. Họ cũng làm tương tự trong nhiều lĩnh vực khác như xe điện, pin…”
Tại sao lĩnh vực sản xuất pin mặt trời lại bi đát đến như vậy ở Pháp ? Trong khi ngay từ năm 2013, Liên Hiệp Châu Âu đã ý thức được mối đe dọa từ pin mặt trời Trung Quốc ồ ạt tràn vào thị trường chung châu Âu. Ngày 27/11/2013, Liên Hiệp Châu Âu đã áp mức thuế tạm thời lên tới 42,1% đối với sản phẩm pin mặt trời nhập từ Trung Quốc sau cuộc điều tra từ năm 2012 về đơn kiện của EU Pro Sun ( Hiệp hội Doanh nghiệp năng lượng mặt trời châu Âu), theo đó sản phẩm của Trung Quốc được bán tại thị trường châu Âu có giá thấp hơn 45% so với sản phẩm cùng loại do châu Âu sản xuất nhờ được trợ giá không công bằng từ chính phủ Trung Quốc.
Nhưng ba năm sau, lại là bước ngoặt 180 độ, theo giải thích của tổng giám đốc tập đoàn Total Patrick Pouyanne :trong buổi điều trần tại Thượng Viện Pháp ngày 29/04/2024:
“Chúng tôi cũng sản xuất tấm pin mặt trời, trong một doanh nghiệp có tên SunPower, vì thế chúng tôi đã trải qua quá trình đó : đầu tư vào các nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời ở châu Âu và cuối cùng phải đóng cửa hết. Các vị có biết tại sao tôi phải đóng cửa các nhà máy đó ? Tại vì năm 2016 hoặc 2017, Châu Âu quyết định dỡ bỏ mọi rào cản đối với tấm pin mặt trời Trung Quốc. Tôi đến Bruxelles, tôi cũng đi gặp bộ trưởng Kinh Tế để nói với ông ấy rằng nếu dỡ bỏ tất cả những rào cản thuế quan đó, chúng tôi sẽ phải đóng cửa hết nhà máy có ở Toulouse và Carling, như các đồng nghiệp khác.
Cuối cùng Liên Hiệp Châu Âu vẫn đưa ra lựa chọn. Châu Âu chọn gì ? Người ta nói với chúng tôi là “phải để cho pin mặt trời Trung Quốc vào, các vị đóng cửa nhà máy bởi vì lựa chọn của chúng tôi (Liên Âu) là khiến cho giá của năng lượng mặt trời xuống mức thấp nhất có thể”. Tôi khá ngạc nhiên khi thấy một vài nhà sản xuất quay lại với tấm pin mặt trời cách đây 2, 3 năm. Mỗi lần họ hỏi tôi, tôi đều kể cho họ kinh nghiệm của mình. Tôi sợ là bây giờ chuyện sẽ tái diễn”.
Pin mặt trời Trung Quốc được rộng đường ở châu ÂuCả một lĩnh vực gần như nằm trong tay DAS Solar, ít nhất là cho tới năm 2027, vì Photowatt, một trong những nhà sản xuất tấm pin mặt trời cuối cùng ở Pháp, cũng đành đóng cửa do không có người mua lại. Từ một doanh nghiệp gia đình được thành lập năm 2018 ở Thượng Hải, DAS Solar trở thành nhà xuất khẩu tấm pin theo công nghệ loại N lớn thứ 3 trên thế giới. Việc các nhà sản xuất năng lớn của Pháp (EDF, Engie và TotalEnergies) cam kết mua sản phẩm của DAS Solar cũng mang tính quyết định.
Chính phủ Pháp vận động các tập đoàn năng lượng hỗ trợ cho mục tiêu pin mặt trời “Made in Europe” trong khuôn khổ “Thỏa thuận 2030”. Ngoài ra, tập đoàn Trung Quốc khẩn trương sản xuất tại Pháp, vì từ năm 2025, quy định mới của Châu Âu Net-Zero Industry Act (NZIA) đã chính thức có hiệu lực. Được thông qua đầu năm 2024, NZIA có mục đích đưa sản xuất các loại công nghệ phát thải thấp trở lại châu Âu.
Liên Hiệp Châu Châu Âu đặt tham vọng sản xuất 40% tấm pin mặt trời tiêu thụ trong khối vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đó, một mặt, “các nước thành viên có thể cấp hỗ trợ gián tiếp và đưa thêm những tiêu chí mới trong việc gọi thầu”, theo giải thích của chủ tịch nghiệp đoàn ngành nghề điện mặt trời. Mặt khác, việc Ủy Ban Châu Âu có thể tăng thuế hải quan đối với pin mặt trời được xuất trực tiếp từ Trung Quốc, cấm nhập khẩu sản phẩm do lao động cưỡng bức, cũng khiến các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy nhanh kế hoạch mở nhà máy ở Châu Âu.
DAS Solar không muốn dừng ở việc lắp ráp ở Châu Âu, mà dự kiến nhanh chóng phát triển “cả một chuỗi sản xuất tấm pin mặt trời hoàn chỉnh”, từ sản xuất các tế bào quang điện đến sản xuất silicon. Tập đoàn đã tính đến việc mở rộng thêm cơ sở để tiếp nhận các nhà thầu phụ, cũng từ Trung Quốc, chuyên về dây cáp và đầu nối. Mỗi doanh nghiệp Trung Quốc mở một chi nhánh ở Pháp và có thể kết hợp với các đối tác Pháp.
Pin mặt trời Trung Quốc tiếp tục được rộng đường ở châu ÂuTuy nhiên, với năng suất 3 GW, DAS Solar sẽ chỉ chiếm khoảng 3% thị trường châu Âu. Trong lộ trình năng lượng nhiều năm (PPE) được công bố tháng 11/2024, thị phần điện mặt trời đã được đẩy cao hơn 54-60 GW vào năm 2030 và đạt đến 100 GW ngay năm 2035 thay vì 2050 như ban đầu. Ngoài ra, phải “sản xuất tại chỗ 40% tấm pin mặt trời mà Pháp sử dụng từ nay đến năm 2030”.
Chính phủ kỳ vọng các nhà công nghiệp Pháp hoặc châu Âu cũng được hưởng kinh phí dành cho phát triển điện mặt trời. Hai nhà máy Carbon ở Fos-sur-Mer và HoloSolis ở Hambach, tỉnh Moselle, đang được phát triển, là nằm trong kế hoạch này. Tập đoàn Carbon kỳ vọng khởi công xây dựng nhà máy ngay trong năm 2025 để sản xuất vào năm 2027. Còn HoloSolis, được dự kiến khởi công xây dựng vào đầu năm 2026 và đi vào hoạt động năm 2028, có khả năng cung cấp cho thị trường Pháp và châu Âu 10 triệu tấm pin mặt trời hàng năm, tương đương với 5 GW (6).
Trong khi hai đại dự án còn trên kế hoạch, thì nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời cuối cùng ở Pháp đã phải ngừng hoạt động từ đầu năm 2025. Photowatt ở tỉnh Isère, trực thuộc tập đoàn EDF Renouvelables, đã không cạnh tranh được với sản phẩm Trung Quốc. Dù dư địa cho các nhà sản xuất châu Âu vẫn còn rất lớn, trước mắt DAS Solar sẽ vẫn thống lĩnh thị trường Pháp, ít nhất trong vài năm tới.
Năm 2023, Pháp có ba nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời, chật vật đối phó với cạnh tranh từ Trung Quốc. Đến đầu năm 2025, Photowatt, nhà máy cuối cùng, cũng ngừng hoạt động. Cùng lúc, Pháp rộng tay chào đón DAS Solar - một “đại gia” Trung Quốc trong lĩnh vực này. Nhà máy đầu tiên có quy mô lớn của DAS Solar tại Pháp sẽ đi vào hoạt động vào tháng 06/2025 ở vùng Montbéliard. Đây cũng là “gigafactory” đầu tiên ở Liên Hiệp Châu Âu để hướng đến thị trường châu Âu và châu Phi.
Theo nhật báo Pháp Les Echos, dự án nhà máy đầu tiên của DAS Solar bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc được thông báo ngày 18/11/2024 khi công ty này ký với vùng Montbéliard (tỉnh Doubs) một thỏa thuận mua lại khu công nghiệp bỏ hoang rộng 100.000 m2 ở Mandeure, trị giá 1,2 tỉ euro chưa tính thuế, dự kiến đầu tư 109 tỉ euro vào nhà máy tương lai có công suất hàng năm 3 gigawatt (GW), tạo ra từ 450 đến 600 việc làm trực tiếp. Ông Jean-Pierre Hocquet, thị trưởng Mandeure (Doubs), nhấn mạnh đến việc “đôi bên cùng có lợi” : “Trước hết, đây là một cơ hội tốt bởi vì nhà máy này đã bị bỏ hoang từ khi nhà máy Forvia rời đi và chờ nhà đầu tư mới trong suốt nhiều năm qua”.
Khu vực từng là biểu tượng của ngành công nghiệp địa phương, là nơi xuất xưởng những chiếc xe đạp Peugeot đầu tiên, sau này trở thành nhà máy sản xuất ống xả cho nhà cung cấp phụ tùng ô tô đến năm 2021. Việc DAS Solar “tới (Pháp) là sự trở lại công bằng của mọi chuyện”, theo nhận định của Charles Demouge, chủ tịch cộng đồng đô thị Vùng Montbéliard. “Cách đây 50 năm, Peugeot mang công nghệ của mình đến Quảng Châu. Bây giờ, Trung Quốc mang đến cho chúng ta kinh nghiệm của họ về sản xuất tấm pin mặt trời để tránh phải trả thêm thuế”.
Pháp đã chủ động mời DAS Solar đến đầu tư vào lúc tập đoàn Trung Quốc tìm địa điểm ở Đức, Tây Ban Nha… Bà Shi Si, giám đốc DAS Solar Pháp, giải thích trong phóng sự của chương trình C dans l’Air ngày 04/02/2025 : “DAS Solar quyết định chọn đầu tư vào đây (Mandeure) để rút ngắn thời hạn xây dựng, bởi vì các tòa nhà đã có sẵn để khởi động sản xuất sớm nhất có thể. Tôi đã thăm rất nhiều nước trước đó như Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, nhưng cuối cùng tôi chọn Pháp, bởi vì chúng tôi được văn phòng tổng thống tiếp đón nồng hậu ngay từ lúc đầu, cũng như các bộ ngành khác, trong đó có cả bộ Tài Chính. Họ quan tâm đến dự án của chúng tôi”.
Pháp cần Trung Quốc chuyển giao công nghệ pin mặt trờiÔng Frédéric Barbier, nguyên dân biểu tỉnh Doubs, hiện là đại diện của DAS Solar Châu Âu, giải thích “DAS Solar muốn tiến nhanh và điện Elysée sẵn sàng bật đèn xanh, với điều kiện phải chuyển giao công nghệ”. Điều này nói lên tất cả thực tế về lĩnh vực này tại Pháp, cũng như tại châu Âu nói chung, theo giải thích của kinh tế gia Sébastien Jean, giám đốc liên kết tại Viện IFRI : “Yếu tố mấu chốt để thành công được ở Pháp là có sự chuyển giao công nghệ, bởi vì trên thực tế Trung Quốc tiến bộ vượt trội, bỏ xa các đối thủ về công nghệ năng lượng mặt trời”.
Trung Quốc gần như chiếm độc quyền tấm pin mặt trời trên thế giới vì sản xuất đến 80%, trong khi 20 năm trước đây chỉ chiếm 6% thị phần. Theo văn phòng Wood Mackenzy, 10 nhà sản xuất lớn nhất trên thế giới là của Trung Quốc. Tốc độ phát triển chóng mặt, giá thành giảm đã khiến các đối thủ của Trung Quốc không cầm cự được và lần lượt ngừng hoạt động. Năm 2022, Trung Quốc đã tăng gấp ba sản lượng và tiếp tục tăng gấp đôi trong năm 2023 đến mức sản xuất dư thừa so với nhu cầu.
Trong phóng sự ngày 12/02/2024 của trang Euronews, tổng thư ký Johan Lindahl của ESMC (European Solar Manufaturing Council), giải thích : “Trung Quốc trợ cấp cho ngành công nghiệp này từ hơn mười năm qua. Họ đưa ra một quyết định mang tính chiến lược cách đây hơn 15 năm, xem pin mặt trời là một ngành công nghệ chiến lược. Họ cũng làm tương tự trong nhiều lĩnh vực khác như xe điện, pin…”
Tại sao lĩnh vực sản xuất pin mặt trời lại bi đát đến như vậy ở Pháp ? Trong khi ngay từ năm 2013, Liên Hiệp Châu Âu đã ý thức được mối đe dọa từ pin mặt trời Trung Quốc ồ ạt tràn vào thị trường chung châu Âu. Ngày 27/11/2013, Liên Hiệp Châu Âu đã áp mức thuế tạm thời lên tới 42,1% đối với sản phẩm pin mặt trời nhập từ Trung Quốc sau cuộc điều tra từ năm 2012 về đơn kiện của EU Pro Sun ( Hiệp hội Doanh nghiệp năng lượng mặt trời châu Âu), theo đó sản phẩm của Trung Quốc được bán tại thị trường châu Âu có giá thấp hơn 45% so với sản phẩm cùng loại do châu Âu sản xuất nhờ được trợ giá không công bằng từ chính phủ Trung Quốc.
Nhưng ba năm sau, lại là bước ngoặt 180 độ, theo giải thích của tổng giám đốc tập đoàn Total Patrick Pouyanne :trong buổi điều trần tại Thượng Viện Pháp ngày 29/04/2024:
“Chúng tôi cũng sản xuất tấm pin mặt trời, trong một doanh nghiệp có tên SunPower, vì thế chúng tôi đã trải qua quá trình đó : đầu tư vào các nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời ở châu Âu và cuối cùng phải đóng cửa hết. Các vị có biết tại sao tôi phải đóng cửa các nhà máy đó ? Tại vì năm 2016 hoặc 2017, Châu Âu quyết định dỡ bỏ mọi rào cản đối với tấm pin mặt trời Trung Quốc. Tôi đến Bruxelles, tôi cũng đi gặp bộ trưởng Kinh Tế để nói với ông ấy rằng nếu dỡ bỏ tất cả những rào cản thuế quan đó, chúng tôi sẽ phải đóng cửa hết nhà máy có ở Toulouse và Carling, như các đồng nghiệp khác.
Cuối cùng Liên Hiệp Châu Âu vẫn đưa ra lựa chọn. Châu Âu chọn gì ? Người ta nói với chúng tôi là “phải để cho pin mặt trời Trung Quốc vào, các vị đóng cửa nhà máy bởi vì lựa chọn của chúng tôi (Liên Âu) là khiến cho giá của năng lượng mặt trời xuống mức thấp nhất có thể”. Tôi khá ngạc nhiên khi thấy một vài nhà sản xuất quay lại với tấm pin mặt trời cách đây 2, 3 năm. Mỗi lần họ hỏi tôi, tôi đều kể cho họ kinh nghiệm của mình. Tôi sợ là bây giờ chuyện sẽ tái diễn”.
Pin mặt trời Trung Quốc được rộng đường ở châu ÂuCả một lĩnh vực gần như nằm trong tay DAS Solar, ít nhất là cho tới năm 2027, vì Photowatt, một trong những nhà sản xuất tấm pin mặt trời cuối cùng ở Pháp, cũng đành đóng cửa do không có người mua lại. Từ một doanh nghiệp gia đình được thành lập năm 2018 ở Thượng Hải, DAS Solar trở thành nhà xuất khẩu tấm pin theo công nghệ loại N lớn thứ 3 trên thế giới. Việc các nhà sản xuất năng lớn của Pháp (EDF, Engie và TotalEnergies) cam kết mua sản phẩm của DAS Solar cũng mang tính quyết định.
Chính phủ Pháp vận động các tập đoàn năng lượng hỗ trợ cho mục tiêu pin mặt trời “Made in Europe” trong khuôn khổ “Thỏa thuận 2030”. Ngoài ra, tập đoàn Trung Quốc khẩn trương sản xuất tại Pháp, vì từ năm 2025, quy định mới của Châu Âu Net-Zero Industry Act (NZIA) đã chính thức có hiệu lực. Được thông qua đầu năm 2024, NZIA có mục đích đưa sản xuất các loại công nghệ phát thải thấp trở lại châu Âu.
Liên Hiệp Châu Châu Âu đặt tham vọng sản xuất 40% tấm pin mặt trời tiêu thụ trong khối vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đó, một mặt, “các nước thành viên có thể cấp hỗ trợ gián tiếp và đưa thêm những tiêu chí mới trong việc gọi thầu”, theo giải thích của chủ tịch nghiệp đoàn ngành nghề điện mặt trời. Mặt khác, việc Ủy Ban Châu Âu có thể tăng thuế hải quan đối với pin mặt trời được xuất trực tiếp từ Trung Quốc, cấm nhập khẩu sản phẩm do lao động cưỡng bức, cũng khiến các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy nhanh kế hoạch mở nhà máy ở Châu Âu.
DAS Solar không muốn dừng ở việc lắp ráp ở Châu Âu, mà dự kiến nhanh chóng phát triển “cả một chuỗi sản xuất tấm pin mặt trời hoàn chỉnh”, từ sản xuất các tế bào quang điện đến sản xuất silicon. Tập đoàn đã tính đến việc mở rộng thêm cơ sở để tiếp nhận các nhà thầu phụ, cũng từ Trung Quốc, chuyên về dây cáp và đầu nối. Mỗi doanh nghiệp Trung Quốc mở một chi nhánh ở Pháp và có thể kết hợp với các đối tác Pháp.
Pin mặt trời Trung Quốc tiếp tục được rộng đường ở châu ÂuTuy nhiên, với năng suất 3 GW, DAS Solar sẽ chỉ chiếm khoảng 3% thị trường châu Âu. Trong lộ trình năng lượng nhiều năm (PPE) được công bố tháng 11/2024, thị phần điện mặt trời đã được đẩy cao hơn 54-60 GW vào năm 2030 và đạt đến 100 GW ngay năm 2035 thay vì 2050 như ban đầu. Ngoài ra, phải “sản xuất tại chỗ 40% tấm pin mặt trời mà Pháp sử dụng từ nay đến năm 2030”.
Chính phủ kỳ vọng các nhà công nghiệp Pháp hoặc châu Âu cũng được hưởng kinh phí dành cho phát triển điện mặt trời. Hai nhà máy Carbon ở Fos-sur-Mer và HoloSolis ở Hambach, tỉnh Moselle, đang được phát triển, là nằm trong kế hoạch này. Tập đoàn Carbon kỳ vọng khởi công xây dựng nhà máy ngay trong năm 2025 để sản xuất vào năm 2027. Còn HoloSolis, được dự kiến khởi công xây dựng vào đầu năm 2026 và đi vào hoạt động năm 2028, có khả năng cung cấp cho thị trường Pháp và châu Âu 10 triệu tấm pin mặt trời hàng năm, tương đương với 5 GW (6).
Trong khi hai đại dự án còn trên kế hoạch, thì nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời cuối cùng ở Pháp đã phải ngừng hoạt động từ đầu năm 2025. Photowatt ở tỉnh Isère, trực thuộc tập đoàn EDF Renouvelables, đã không cạnh tranh được với sản phẩm Trung Quốc. Dù dư địa cho các nhà sản xuất châu Âu vẫn còn rất lớn, trước mắt DAS Solar sẽ vẫn thống lĩnh thị trường Pháp, ít nhất trong vài năm tới.
27 Listeners
38 Listeners
4 Listeners
6 Listeners
14 Listeners
2 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
8 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
5 Listeners