
Sign up to save your podcasts
Or
Pháp không muốn bị thụt lùi so với Mỹ và Trung Quốc trong cuộc đua Trí tuệ Nhân tạo - AI. Tuần lễ và Thượng đỉnh Hành động về AI - đồng tổ chức với Ấn Độ - ở Paris là cơ hội để Pháp bảo vệ chủ quyền kỹ thuật số, đặc biệt với những thông báo quan trọng của tổng thống Emmanuel Macron : 109 tỉ euro đầu tư vào AI tại Pháp, quảng bá "sản phẩm Pháp" - chatbot Le Chat của Mistral AI, hiện trở thành đối tác của nhiều tập đoàn lớn.
Trong ba ngày sau khi được tổng thống Pháp quảng bá trong buổi trả lời phỏng vấn với đài France 2 (ngày 09/02), Le Chat trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất trên Apple Store. Ứng dụng Pháp, cạnh tranh với ChatGPT của Mỹ và DeepSeek của Trung Quốc, đã tóm tắt buổi phỏng vấn của tổng thống Macron theo yêu cầu của RFI Tiếng Việt :
« Trả lời phỏng vấn đài France 2, tổng thống Emmanuel Macron thông báo khoản đầu tư lớn 109 tỉ euro trong lĩnh vực AI tại Pháp. Quỹ này được hình thành từ nhiều nguồn đóng góp khác nhau, trong đó có Ả Rập Xê Út, Canada, nhiều doanh nghiệp Pháp và nước ngoài.
Tổng thống Macron cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý AI toàn cầu, nói rằng mọi nội dung do phần mềm AI tạo ra phải được xác định rõ ràng. Ông kêu gọi một chiến lược AI đầy tham vọng, ở cả cấp độ Pháp và châu Âu, với các mục tiêu xã hội, kinh tế và ngoại giao.
Tổng thống cũng nhấn mạnh đến chatbot “Le Chat”, do công ty khởi nghiệp Mistral AI của Pháp phát triển, đồng thời kêu gọi người dân Pháp tải xuống. Ứng dụng này được giới thiệu là đối thủ cạnh tranh của ChatGPT.
Cuối cùng, ông Macron bày tỏ sự lạc quan về tác động của AI đối với việc làm, tin rằng sự phát triển của công nghệ sẽ giải phóng thời gian bằng cách phân công các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, giúp "đưa yếu tố con người trở lại" trong các mối quan hệ ».
Điểm đặc biệt là Le Chat dẫn ngay các nguồn được sử dụng ngay dưới câu trả lời để người sử dụng dễ kiểm chứng. Và ứng dụng Le Chat khẳng định trả lời được bằng tiếng Việt và sử dụng các nguồn tiếng Việt.
Pháp “chán” phải chạy theo Mỹ và Trung QuốcKhoản đầu tư 109 tỉ euro trong vòng 5 năm tới được tổng thống Macron thông báo nhằm mục đích giúp Pháp duy trì « cuộc đua về Trí tuệ Nhân tạo », « sáng tạo những giải pháp, những công nghệ riêng, nếu không, sẽ bị phụ thuộc vào những nước khác » :
« Chúng ta (Pháp và châu Âu) có những lợi thế tuyệt vời. Phải nói là tất cả các nước đều bị trễ so với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Do đó, về đào tạo, chúng ta có những quan hệ đối tác, như với Ấn Độ, một cường quốc về đào tạo Trí tuệ Nhân tạo. Chúng ta đã đào tạo 40.000 thanh niên trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo nhưng con số này sẽ tăng lên thành 100.000 người. Chúng ta cũng có những nhà khoa học về dữ liệu, những nhà toán học. Pháp có rất nhiều tài năng. Và đó là một sức mạnh to lớn.
Nhưng Pháp cũng bị thụt lùi về các trung tâm dữ liệu, có nghĩa là khả năng tính toán. Để làm được việc này, cần phải có những siêu máy tính, thu thập khối lượng dữ liệu lớn. Và cần khẩn trương thực hiện. Do đó, tôi muốn thông báo tối nay rằng châu Âu và Pháp sẽ thúc đẩy tiến trình này. Pháp thông báo tại Thượng đỉnh Hành động về Trí tuệ Nhân tạo 109 tỉ euro đầu tư vào lĩnh vực AI trong những năm tới. Đây là chuyện chưa từng có. Khoản đầu tư này tương xứng với những thông báo của Mỹ về quỹ Stargate với 500 tỉ đô la đầu tư.
Trong số các nhà đầu tư, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đầu tư vào một trung tâm dữ liệu lớn ở Pháp. Ngoài ra còn có những quỹ đầu tư lớn của Mỹ, Canada cùng với rất nhiều doanh nghiệp Pháp ».
Cụ thể, theo trang Les Echos, Quỹ MGX của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đầu tư 50 tỉ euro xây dựng một trung dữ liệu lớn có công suất 1 GW. Trên tổng số 20 tỉ euro đầu tư vào AI tại Pháp, quỹ đầu tư Canada Brookfieal dành 15 tỉ euro để xây dựng nhiều trung tâm dữ liệu, trong đó có một trung tâm có công suất 1 GW ở Cambrai, nơi trở thành phòng thí nghiệm ở miền bắc Pháp. Theo điện Elysée, « những dự án này cho thấy lực hấp dẫn của Pháp, cũng như chất lượng mạng lưới điện và đường truyền internet, đủ lớn và vững chắc để tiếp nhận tất cả những nhà máy về AI trong tương lai ».
Ngoài ra, rất nhiều dự án xây dựng mới liên quan đến AI cũng được các quỹ đầu tư Fluidstack của Anh, Equinix, Digital Realty và Prologis của Mỹ, Evroc của Thụy Điển, Sesterce của Pháp lần lượt thông báo tại Thượng đỉnh Hành động về AI. Công ty khởi nghiệp Mistral AI, chủ sở hữu Le Chat, cũng thông báo « đầu tư vài tỉ euro » vào một trung tâm dữ liệu lớn, được đặt tại Saclay, khu đại học nổi tiếng ở tỉnh Essonne, ngoại ô Paris.
Le Chat - cạnh tranh với DeepSeek và ChatGPTPhần mềm Le Chat là sản phẩm của Mistral AI, start-up được cho là còn non trẻ so với những đối thủ. Arthur Mensch, từng làm việc cho Google và DeepMind và hai cộng sự Guillaume Lample và Timothée Lacroix, từng làm việc cho Meta, thành lập Mistral AI tháng 04/2023 và đã kêu gọi được đầu tư hơn 6 tỉ euro. Bộ trưởng Kinh Tế Éric Lombard không ngần ngại quảng bá cho « sản phẩm Pháp » là đã chuẩn bị một buổi phỏng vấn nhờ ứng dụng Le Chat. Cách thực hiện giống như « kiểu đóng vai », theo giải thích của nhà sáng lập Arthur Mensch khi trả lời phỏng vấn đài France 2 ngày 10/02 :
« Le Chat có thể tìm những câu hỏi ở đâu ư ? Phần mềm Le Chat thông minh, nên cô đọng được kiến thức nhân loại. Le Chat biết y học là gì, lịch sử là gì và truyền thông là gì. Le Chat cũng biết tất cả các ngôn ngữ nên có thể dùng ứng dụng này để dịch mọi thứ. Và khi bạn đưa ra chỉ dẫn, chẳng hạn như tôi phải chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn, Le Chat có thể giải thích chuẩn bị một cuộc phỏng vấn như thế nào, hình dung ra những câu hỏi và giúp chuẩn bị.
Đó là một ví dụ có có thể truyền tải nhanh trong giáo dục. Ví dụ một sinh viên ngành toán hay triết học có thể nhờ Le Chat đặt câu hỏi ôn tập và về lâu dài là để củng cố kiến thức của mình. Đúng là có trường hợp gian lận, nhờ Le Chat làm hộ bài tập. Nhưng cần phải đặt câu hỏi là tại sao phải làm bài tập ? Đó là để học hỏi điều gì đó. Cho nên cần phải coi trí tuệ nhân tạo mà Le Chat cung cấp là một cách học nhanh hơn, không phải để gian lận. Cần phải giữ đúng mục đích chính của việc làm bài tập, chứ không đề cao vào thành phẩm cuối cùng ».
Trước khi diễn ra Thượng đỉnh Hành động về Trí tuệ Nhân tạo, Pháp cũng như Liên Hiệp Châu Âu hứng cú sốc DeepSeek. Ông Bruno Bonnell, tổng thư ký France 2030 - kế hoạch tài chính của Pháp về khả năng cạnh tranh - thừa nhận : « DeepSeek giống như lời cảnh tỉnh mà chúng ta cần ». Mô hình AI tạo sinh từ Trung Quốc được quảng bá ít tốn kém hơn rất nhiều nhưng hiệu quả hoàn toàn không kém nếu so sánh với những khoản tiền khổng lồ được đổ vào các tập đoàn AI của Mỹ.
Arthur Mensch, nhà đồng sáng lập công ty Mistral AI, giải thích Le Chat, được khởi động cùng lúc với DeepSeek của Trung Quốc, có lợi thế về chi phí thấp hơn so với những ứng dụng của Mỹ. Điều này cho thấy Pháp cũng như châu Âu có điều kiện tham gia cuộc đua AI :
« Tôi nghĩ châu Âu có vai trò thực sự, đặc biệt là vì có nguồn nhân tài đặc biệt đáng chú ý, điều này cho phép chúng ta hiệu quả hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ trong việc xây dựng công nghệ, với chi phí ít hơn. Vì thế phải vun đắp lợi thế này và cũng tương tự như vậy trong môi trường AI. Quá trình này sẽ được xây dựng nhanh hơn nếu các công ty châu Âu nhận ra rằng họ có lợi khi hợp tác với các doanh nghiệp châu Âu khác để đẩy nhanh lộ trình Trí tuệ Nhân tạo của mình. Và vì thế châu Âu thực sự có vai trò quan trọng với phần còn lại của thế giới. Ví dụ, chúng tôi đã mở chi nhánh tại Singapore và có những khách hàng đầu tiên ở đó. Có thể thấy là có một cơ hội thực sự, không phải của Mỹ và không phải của Trung Quốc ».
Dù được cho là phong phú nhưng hệ sinh thái công nghệ châu Âu vẫn còn khiêm tốn so với những gã khổng lồ Trung Quốc và Mỹ. Theo Les Echos, chỉ cần nhìn vào những định giá toàn cầu lớn nhất để thấy châu Âu vắng bóng như thế nào. Pháp, nơi có khoảng 750 start-up về AI với 35.000 người làm việc trong lĩnh vực này, không giấu tham vọng muốn đứng đầu Liên Âu về AI. Tuy nhiên, khi trả lời RFI ngày 10/02, bà Anne Bouverot, đặc phái viên của tổng thống Pháp về Thượng đỉnh Hành động về Trí tuệ Nhân tạo, lưu ý đến tinh thần « tập thể » :
« Có những chuyện người ta không thể làm một mình. Dĩ nhiên Pháp có tham vọng đứng đầu về Trí tuệ Nhân tạo và Pháp có nhiều lợi thế. Người ta nói đến Mistral hoặc các công ty khởi nghiệp như Hugging Face, poolside, Pigment… có tầm quan trọng trong lĩnh vực AI, cũng như những tài năng, những nhà nghiên cứu, kĩ sư một cách rất ấn tượng. Chúng ta có vị thế tốt về Trí tuệ Nhân tạo. Nhưng khi nhìn vào những khoản đầu tư cần thiết để phát triển AI thì có rất nhiều việc phải làm theo tập thể, ở tầm mức châu Âu ».
Tổng thống Macron muốn Pháp và Liên Hiệp Châu Âu tiến nhanh theo « mô hình tái thiết nhà thờ Đức Bà Paris » trong 5 năm, huy động mọi nguồn lực để bù khoảng thời gian chậm trễ so với Mỹ và Trung Quốc. Theo chuyên gia Charleyne Biondi, Viện Montaigne, châu Âu hiện chỉ chiếm 18% trung tâm dữ liệu trên thế giới, chưa đầy 5% trong số này là thuộc về các doanh nghiệp châu Âu, phần còn lại đều thuộc về các đại tập đoàn Mỹ như AWS, Google và Microsoft Azure. Ngày 11/02, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen công bố một « chiến lược châu Âu về AI » với ngân sách 200 tỉ euro, mục đích là để « tăng tốc », « đơn giản hóa quy định » và « tăng cường thị trường chung duy nhất », cùng với nhiều biện pháp khác.
Pháp không muốn bị thụt lùi so với Mỹ và Trung Quốc trong cuộc đua Trí tuệ Nhân tạo - AI. Tuần lễ và Thượng đỉnh Hành động về AI - đồng tổ chức với Ấn Độ - ở Paris là cơ hội để Pháp bảo vệ chủ quyền kỹ thuật số, đặc biệt với những thông báo quan trọng của tổng thống Emmanuel Macron : 109 tỉ euro đầu tư vào AI tại Pháp, quảng bá "sản phẩm Pháp" - chatbot Le Chat của Mistral AI, hiện trở thành đối tác của nhiều tập đoàn lớn.
Trong ba ngày sau khi được tổng thống Pháp quảng bá trong buổi trả lời phỏng vấn với đài France 2 (ngày 09/02), Le Chat trở thành ứng dụng được tải nhiều nhất trên Apple Store. Ứng dụng Pháp, cạnh tranh với ChatGPT của Mỹ và DeepSeek của Trung Quốc, đã tóm tắt buổi phỏng vấn của tổng thống Macron theo yêu cầu của RFI Tiếng Việt :
« Trả lời phỏng vấn đài France 2, tổng thống Emmanuel Macron thông báo khoản đầu tư lớn 109 tỉ euro trong lĩnh vực AI tại Pháp. Quỹ này được hình thành từ nhiều nguồn đóng góp khác nhau, trong đó có Ả Rập Xê Út, Canada, nhiều doanh nghiệp Pháp và nước ngoài.
Tổng thống Macron cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý AI toàn cầu, nói rằng mọi nội dung do phần mềm AI tạo ra phải được xác định rõ ràng. Ông kêu gọi một chiến lược AI đầy tham vọng, ở cả cấp độ Pháp và châu Âu, với các mục tiêu xã hội, kinh tế và ngoại giao.
Tổng thống cũng nhấn mạnh đến chatbot “Le Chat”, do công ty khởi nghiệp Mistral AI của Pháp phát triển, đồng thời kêu gọi người dân Pháp tải xuống. Ứng dụng này được giới thiệu là đối thủ cạnh tranh của ChatGPT.
Cuối cùng, ông Macron bày tỏ sự lạc quan về tác động của AI đối với việc làm, tin rằng sự phát triển của công nghệ sẽ giải phóng thời gian bằng cách phân công các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, giúp "đưa yếu tố con người trở lại" trong các mối quan hệ ».
Điểm đặc biệt là Le Chat dẫn ngay các nguồn được sử dụng ngay dưới câu trả lời để người sử dụng dễ kiểm chứng. Và ứng dụng Le Chat khẳng định trả lời được bằng tiếng Việt và sử dụng các nguồn tiếng Việt.
Pháp “chán” phải chạy theo Mỹ và Trung QuốcKhoản đầu tư 109 tỉ euro trong vòng 5 năm tới được tổng thống Macron thông báo nhằm mục đích giúp Pháp duy trì « cuộc đua về Trí tuệ Nhân tạo », « sáng tạo những giải pháp, những công nghệ riêng, nếu không, sẽ bị phụ thuộc vào những nước khác » :
« Chúng ta (Pháp và châu Âu) có những lợi thế tuyệt vời. Phải nói là tất cả các nước đều bị trễ so với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Do đó, về đào tạo, chúng ta có những quan hệ đối tác, như với Ấn Độ, một cường quốc về đào tạo Trí tuệ Nhân tạo. Chúng ta đã đào tạo 40.000 thanh niên trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo nhưng con số này sẽ tăng lên thành 100.000 người. Chúng ta cũng có những nhà khoa học về dữ liệu, những nhà toán học. Pháp có rất nhiều tài năng. Và đó là một sức mạnh to lớn.
Nhưng Pháp cũng bị thụt lùi về các trung tâm dữ liệu, có nghĩa là khả năng tính toán. Để làm được việc này, cần phải có những siêu máy tính, thu thập khối lượng dữ liệu lớn. Và cần khẩn trương thực hiện. Do đó, tôi muốn thông báo tối nay rằng châu Âu và Pháp sẽ thúc đẩy tiến trình này. Pháp thông báo tại Thượng đỉnh Hành động về Trí tuệ Nhân tạo 109 tỉ euro đầu tư vào lĩnh vực AI trong những năm tới. Đây là chuyện chưa từng có. Khoản đầu tư này tương xứng với những thông báo của Mỹ về quỹ Stargate với 500 tỉ đô la đầu tư.
Trong số các nhà đầu tư, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đầu tư vào một trung tâm dữ liệu lớn ở Pháp. Ngoài ra còn có những quỹ đầu tư lớn của Mỹ, Canada cùng với rất nhiều doanh nghiệp Pháp ».
Cụ thể, theo trang Les Echos, Quỹ MGX của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đầu tư 50 tỉ euro xây dựng một trung dữ liệu lớn có công suất 1 GW. Trên tổng số 20 tỉ euro đầu tư vào AI tại Pháp, quỹ đầu tư Canada Brookfieal dành 15 tỉ euro để xây dựng nhiều trung tâm dữ liệu, trong đó có một trung tâm có công suất 1 GW ở Cambrai, nơi trở thành phòng thí nghiệm ở miền bắc Pháp. Theo điện Elysée, « những dự án này cho thấy lực hấp dẫn của Pháp, cũng như chất lượng mạng lưới điện và đường truyền internet, đủ lớn và vững chắc để tiếp nhận tất cả những nhà máy về AI trong tương lai ».
Ngoài ra, rất nhiều dự án xây dựng mới liên quan đến AI cũng được các quỹ đầu tư Fluidstack của Anh, Equinix, Digital Realty và Prologis của Mỹ, Evroc của Thụy Điển, Sesterce của Pháp lần lượt thông báo tại Thượng đỉnh Hành động về AI. Công ty khởi nghiệp Mistral AI, chủ sở hữu Le Chat, cũng thông báo « đầu tư vài tỉ euro » vào một trung tâm dữ liệu lớn, được đặt tại Saclay, khu đại học nổi tiếng ở tỉnh Essonne, ngoại ô Paris.
Le Chat - cạnh tranh với DeepSeek và ChatGPTPhần mềm Le Chat là sản phẩm của Mistral AI, start-up được cho là còn non trẻ so với những đối thủ. Arthur Mensch, từng làm việc cho Google và DeepMind và hai cộng sự Guillaume Lample và Timothée Lacroix, từng làm việc cho Meta, thành lập Mistral AI tháng 04/2023 và đã kêu gọi được đầu tư hơn 6 tỉ euro. Bộ trưởng Kinh Tế Éric Lombard không ngần ngại quảng bá cho « sản phẩm Pháp » là đã chuẩn bị một buổi phỏng vấn nhờ ứng dụng Le Chat. Cách thực hiện giống như « kiểu đóng vai », theo giải thích của nhà sáng lập Arthur Mensch khi trả lời phỏng vấn đài France 2 ngày 10/02 :
« Le Chat có thể tìm những câu hỏi ở đâu ư ? Phần mềm Le Chat thông minh, nên cô đọng được kiến thức nhân loại. Le Chat biết y học là gì, lịch sử là gì và truyền thông là gì. Le Chat cũng biết tất cả các ngôn ngữ nên có thể dùng ứng dụng này để dịch mọi thứ. Và khi bạn đưa ra chỉ dẫn, chẳng hạn như tôi phải chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn, Le Chat có thể giải thích chuẩn bị một cuộc phỏng vấn như thế nào, hình dung ra những câu hỏi và giúp chuẩn bị.
Đó là một ví dụ có có thể truyền tải nhanh trong giáo dục. Ví dụ một sinh viên ngành toán hay triết học có thể nhờ Le Chat đặt câu hỏi ôn tập và về lâu dài là để củng cố kiến thức của mình. Đúng là có trường hợp gian lận, nhờ Le Chat làm hộ bài tập. Nhưng cần phải đặt câu hỏi là tại sao phải làm bài tập ? Đó là để học hỏi điều gì đó. Cho nên cần phải coi trí tuệ nhân tạo mà Le Chat cung cấp là một cách học nhanh hơn, không phải để gian lận. Cần phải giữ đúng mục đích chính của việc làm bài tập, chứ không đề cao vào thành phẩm cuối cùng ».
Trước khi diễn ra Thượng đỉnh Hành động về Trí tuệ Nhân tạo, Pháp cũng như Liên Hiệp Châu Âu hứng cú sốc DeepSeek. Ông Bruno Bonnell, tổng thư ký France 2030 - kế hoạch tài chính của Pháp về khả năng cạnh tranh - thừa nhận : « DeepSeek giống như lời cảnh tỉnh mà chúng ta cần ». Mô hình AI tạo sinh từ Trung Quốc được quảng bá ít tốn kém hơn rất nhiều nhưng hiệu quả hoàn toàn không kém nếu so sánh với những khoản tiền khổng lồ được đổ vào các tập đoàn AI của Mỹ.
Arthur Mensch, nhà đồng sáng lập công ty Mistral AI, giải thích Le Chat, được khởi động cùng lúc với DeepSeek của Trung Quốc, có lợi thế về chi phí thấp hơn so với những ứng dụng của Mỹ. Điều này cho thấy Pháp cũng như châu Âu có điều kiện tham gia cuộc đua AI :
« Tôi nghĩ châu Âu có vai trò thực sự, đặc biệt là vì có nguồn nhân tài đặc biệt đáng chú ý, điều này cho phép chúng ta hiệu quả hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ trong việc xây dựng công nghệ, với chi phí ít hơn. Vì thế phải vun đắp lợi thế này và cũng tương tự như vậy trong môi trường AI. Quá trình này sẽ được xây dựng nhanh hơn nếu các công ty châu Âu nhận ra rằng họ có lợi khi hợp tác với các doanh nghiệp châu Âu khác để đẩy nhanh lộ trình Trí tuệ Nhân tạo của mình. Và vì thế châu Âu thực sự có vai trò quan trọng với phần còn lại của thế giới. Ví dụ, chúng tôi đã mở chi nhánh tại Singapore và có những khách hàng đầu tiên ở đó. Có thể thấy là có một cơ hội thực sự, không phải của Mỹ và không phải của Trung Quốc ».
Dù được cho là phong phú nhưng hệ sinh thái công nghệ châu Âu vẫn còn khiêm tốn so với những gã khổng lồ Trung Quốc và Mỹ. Theo Les Echos, chỉ cần nhìn vào những định giá toàn cầu lớn nhất để thấy châu Âu vắng bóng như thế nào. Pháp, nơi có khoảng 750 start-up về AI với 35.000 người làm việc trong lĩnh vực này, không giấu tham vọng muốn đứng đầu Liên Âu về AI. Tuy nhiên, khi trả lời RFI ngày 10/02, bà Anne Bouverot, đặc phái viên của tổng thống Pháp về Thượng đỉnh Hành động về Trí tuệ Nhân tạo, lưu ý đến tinh thần « tập thể » :
« Có những chuyện người ta không thể làm một mình. Dĩ nhiên Pháp có tham vọng đứng đầu về Trí tuệ Nhân tạo và Pháp có nhiều lợi thế. Người ta nói đến Mistral hoặc các công ty khởi nghiệp như Hugging Face, poolside, Pigment… có tầm quan trọng trong lĩnh vực AI, cũng như những tài năng, những nhà nghiên cứu, kĩ sư một cách rất ấn tượng. Chúng ta có vị thế tốt về Trí tuệ Nhân tạo. Nhưng khi nhìn vào những khoản đầu tư cần thiết để phát triển AI thì có rất nhiều việc phải làm theo tập thể, ở tầm mức châu Âu ».
Tổng thống Macron muốn Pháp và Liên Hiệp Châu Âu tiến nhanh theo « mô hình tái thiết nhà thờ Đức Bà Paris » trong 5 năm, huy động mọi nguồn lực để bù khoảng thời gian chậm trễ so với Mỹ và Trung Quốc. Theo chuyên gia Charleyne Biondi, Viện Montaigne, châu Âu hiện chỉ chiếm 18% trung tâm dữ liệu trên thế giới, chưa đầy 5% trong số này là thuộc về các doanh nghiệp châu Âu, phần còn lại đều thuộc về các đại tập đoàn Mỹ như AWS, Google và Microsoft Azure. Ngày 11/02, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen công bố một « chiến lược châu Âu về AI » với ngân sách 200 tỉ euro, mục đích là để « tăng tốc », « đơn giản hóa quy định » và « tăng cường thị trường chung duy nhất », cùng với nhiều biện pháp khác.
27 Listeners
38 Listeners
4 Listeners
6 Listeners
14 Listeners
2 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
8 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
5 Listeners