Tạp chí đặc biệt

Áp thuế toàn cầu và ý đồ làm suy yếu đồng đô la của tổng thống Trump


Listen Later

Donald Trump tuyên chiến thương mại làm thế giới rúng động, đồng đô la mất giá ; Đề nghị mới của Mỹ về khoáng sản Ukraina đe dọa quyền tự quyết của Kiev ; Tập trận bao vây Đài Loan, Bắc Kinh cảnh báo Đài Bắc và Washington ; và Tập đoàn quân sự Miến Điện bị tố thờ ơ với người dân trong thiên tai. Trên đây là những chủ đề chính mục Tạp Chí Thế Giới Đó Đây tuần này !

Thứ Tư 02/04/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump khởi động cuộc chiến thương mại quy mô lớn dưới hình thức đánh thuế ồ ạt hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Mỹ nhắm vào 180 quốc gia. Các nước châu Á và châu Âu, bất kể là đồng minh hay kẻ thù là những bên « hứng đòn » nặng nề nhất.

Áp thuế hải quan hay thủ thuật để hạ giá đồng đô la ?

« Liberation Day » - lời tuyên chiến thương mại của nguyên thủ Mỹ ngay lập tức đã khiến các thị trường tài chính trên thế giới rúng động, và gây bất an cho nhiều chính phủ. Đáng chú ý là một ngày sau thông báo biểu thuế hải quan mới, đồng đô la Mỹ bị trượt giá mạnh, mất đến 2,62%.

Nhiều nhà quan sát được hãng tin Anh Reuters dẫn lại, nghi ngờ chính quyền Donald Trump dùng đến các đòn bẩy tài chính, hạ giá đồng đô la để ép buộc các đối tác thương mại « thần phục » các yêu sách của Mỹ. Chiến lược kinh tế của Donald Trump mà người ta có cảm giác là chúng gây tổn hại cho những nước nào bị áp đặt thuế hải quan, đôi khi mang tính cưỡng bức nhưng thực ra chúng cũng đè nặng lên nền kinh tế Mỹ.

Để hiểu rõ hơn, nên tham khảo đến trường hợp ông Stephen Miran, cố vấn kinh tế trưởng của ông Trump, và biết xem những thỏa thuận Mar-a-Lago nào dường như đã được đúc kết tại dinh thự của ông Trump trước khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống.

Trên đài phát thanh France Inter, kinh tế gia trưởng Gilles Moëc tại Công ty Bảo hiểm đa quốc gia AXA, giải thích :

« Chúng đã không được đúc kết nhưng đây là một mục tiêu có thể, ít nhất là đối với một bộ phận những người thân cận của ông Trump. Ý tưởng ở đây là hệ thống tài chính quốc tế hiện nay có vẻ như đang gây bất lợi cho các lợi ích của Mỹ. Vì sao ? Vì đồng đô là đồng tiền dự trữ thống trị trên thế giới, điều này được thể hiện bởi nhu cầu liên tục về đô la. Do vậy, đồng tiền này bị tăng giá, gây bất lợi cho khả năng cạnh tranh của Mỹ, cụ thể là đối với ngành sản xuất chế biến của Mỹ.

Vì vậy, ý tưởng đưa ra là tìm cách có được từ các đối tác thương mại của Mỹ một thỏa thuận qua đó các ngân hàng trung ương sẽ cam kết nâng giá đồng nội tệ của họ so với đồng đô la chẳng hạn. Đây có thể là một trong số các mục tiêu, chứ không phải là mục tiêu duy nhất, nhưng là mục tiêu có thể của những gì đang diễn ra hiện nay bên trong nội bộ. »

Thỏa thuận khoáng sản 2.0 của Trump đe dọa « quyền tự quyết » của Kiev

Thứ Sáu, 28/03/2025, chính quyền Donald Trump gởi đến Kiev một đề nghị mới liên quan đến thỏa thuận về khoáng sản Ukraina. Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết ông sẽ sớm trả lời vào cuối tuần này hoặc trễ nhất là đầu tuần tới, thứ Hai, 07/04. Tuy nhiên, theo đánh giá của báo Anh The Spectator, đây sẽ là một « thỏa thuận độc hại » cho Ukraina.

Trong bản đề nghị mới dài 58 trang và để buộc Ukraina phải hoàn trả không thiếu một xu số tiền viện trợ quân sự và nhân đạo mà Mỹ cấp từ đầu cuộc chiến xâm lược của Nga năm 2022, chính quyền Trump đã có những đề nghị khắt khe với Ukraina. Theo đó, một nửa nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản, dầu khí và thậm chí các cơ sở hạ tầng đường sắt thành đô la để đưa về Mỹ. Mọi sự chậm trễ sẽ phải chịu hình phạt tài chính.

Ngoài ra, Mỹ còn muốn thành lập một hội đồng giám sát để quản lý điều gọi là « Quỹ đầu tư chung », được cung cấp hoàn toàn bằng tiền hoàn trả viện trợ của Mỹ. Nhưng hội đồng gồm 5 thành viên này, có đến 3 người là Mỹ và mọi quyết định được thông qua theo đa số. Điều đó tương đương với việc trao cho Mỹ toàn quyền phủ quyết.

Cũng theo văn bản này, các hoạt động tái đầu tư của Kiev từ lợi nhuận thu được trên lãnh thổ Ukraina sẽ phải tùy thuộc vào thiện ý của Mỹ, và nhất là Hoa Kỳ sẽ nhận được 4% tiền lãi chừng nào Ukraina vẫn chưa trả hết nợ.

Đối với những khoản đầu tư mới về tài nguyên khoáng sản và cơ sở hạ tầng, Hoa Kỳ phải được ưu tiên. Điều này có nghĩa là Kiev chỉ có thể mở gọi thầu khi nào có sự từ chối của nhà đầu tư Mỹ, bên có quyền ưu tiên ký kết các hợp đồng. Kiev có trách nhiệm chia sẻ mọi chi tiết các cuộc đàm phán chiến lược với chính phủ Mỹ và sẽ không thể thay đổi đề nghị của mình với các nhà đầu tư nước ngoài trong vòng một năm sau khi phía Mỹ từ chối.

Dự thảo thỏa thuận cũng cấm các doanh nghiệp khai thác khoáng sản Ukraina hợp tác với các khách hàng mà Washington xem như là « đối thủ chiến lược ». Yêu cầu này của Mỹ xem như « khép chặt » cánh cửa khả năng Ukraina gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, điều mong mỏi của người dân Ukraina.

Tóm lại, đây là một thỏa thuận vô hạn định. Ukraina không thể sửa đổi cũng không thể chấm dứt nếu không có sự đồng thuận của Mỹ. Đổi lại, Ukraina chẳng được hưởng gì mà còn phải mắc nợ Mỹ đến hơn 110,9 tỷ đô la.

Những yêu sách mà Mỹ đưa ra có nguy cơ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm, với rủi ro là nhiều nước khác cũng sẽ đòi hoàn trả tiền viện trợ đã cấp cho Ukraina. Và điều tệ hại nhất là trong mọi trường hợp, tổng thống Zelensky không thể bác bỏ thỏa thuận này vì e sợ gây ra một xung đột dữ dội khác với Donald Trump như những gì đã diễn ra ở Nhà Trắng hồi cuối tháng 02/2025.

Marine Le Pen bị tước quyền ứng cử : Trump tỏ thông cảm

Ngày 31/03/2025, tư pháp Pháp tuyên án bà Marine Le Pen, nguyên chủ tịch đảng cực hữu Pháp Tập Hợp Dân Tộc (RN) 4 năm tù và tước quyền ứng cử của bà trong năm năm vì tội « biển thủ công quỹ ». Bà Le Pen nhanh chóng lên án một « quyết định mang tính chính trị », đồng thời yêu cầu nhanh chóng mở phiên xử phúc thẩm trước kỳ bầu cử tổng thống 2027.

Nếu như vụ việc khiến « chính trường Pháp nhốn nháo », truyền thông nước ngoài bàn tán rộng rãi, thì điều đáng chú ý là bà Le Pen đã được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều lãnh đạo chính phủ cực hữu trên thế giới như từ Ý, Hungary, Hà Lan cho đến nhiều chính khách, nhân vật nổi tiếng ở Mỹ như Elon Musk và đặc biệt là từ cả tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thông tín viên Guillaume Naudin tường trình từ Washington :

« Tổng thống Mỹ đã so sánh bản án này với trường hợp cá nhân ông. Xin nhắc lại, điều đáng nhớ, ông là vị tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ bị kết án về tội hình sự và mặc dù vậy, ông vẫn có thể ra tranh cử và đã đắc cử.

Vào cuối ngày 31/03, từ phòng Bầu Dục, ông phát biểu : "Vụ án này là rất lớn và tôi biết rõ về vụ việc này. Có nhiều người nghĩ rằng bà ấy sẽ không bị kết án. Thế nhưng, bà bị cấm không được ra tranh cử trong vòng năm năm vào lúc bà ấy đang là ứng viên và hiện dẫn đầu cuộc đua. Chuyện này tương tự như ở đất nước chúng ta. Chúng giống như ở nước chúng ta đến lạ lùng".

Trước đó, phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại sau khi phủ nhận bà Marine Le Pen thuộc phe cực hữu ».

Tập trận bao vây Đài Loan : Trung Quốc trắc nghiệm Donal Trump

Trong hai ngày 01 và 02/04/2025, quân đội Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn với sự tham gia của các binh chủng hải – lục – không quân, giả định phong tỏa và tấn công các cơ sở hạ tầng chiến lược của Đài Loan. Giới quan sát nhận định đây không chỉ là một lời cảnh báo Bắc Kinh gởi đến Đảng Dân Tiến, theo đó, « Trung Quốc không khoan nhượng đối với bất kỳ hoạt động ly khai nào », mà còn là một thông điệp trực tiếp dành cho Mỹ và các đồng minh của nước này trong vùng.

Nhà nghiên cứu về Trung Quốc học, Alice Ekman, giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu An ninh Liên Hiệp Châu Âu (EUISS) trên đài truyền hình ARTE nhận định :

« Từ thời chính quyền Trump hay Biden, Trung Quốc luôn có những phản ứng như thế mỗi khi một quan chức chính quyền Mỹ có chuyến công du trong khu vực, để thảo luận vấn đề an ninh, mỗi khi có các cuộc tập trận chung giữa Mỹ với các đồng minh trong vùng hay khi Mỹ có một phát biểu chính thức nào đó không làm hài lòng Bắc Kinh.

Đó là cách vừa để nói rằng "Hãy cẩn thận, chúng tôi đang ở đây, quý vị chớ nên vượt qua các lằn ranh đỏ" vừa muốn trắc nghiệm phản ứng của Mỹ. Đương nhiên, ở đây có một chính quyền Trump mới, và do vậy một lần nữa là để thử xem chính quyền Trump II sẽ phản ứng như thế nào.

Như quý vị đề cập đến, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ có chuyến thăm khu vực. Có thể nói, như thường lệ, các hoạt động tập trận dọa dẫm quân sự này diễn ra đều đặn và có một lô-gic nhất định. Đồng thời, chúng còn mang một ý nghĩa đặc biệt về việc gia tăng cường độ trắc nghiệm để xem chính quyền Trump sẽ phản ứng ra sao. »

Miến Điện : Quân sự - Dân sự, bên rủng rỉnh tiền, bên thì rỗng túi !

Ngày 28/03/2025, Miến Điện – trong tình trạng nội chiến từ gần 4 năm qua – hứng lấy một trận động đất kinh hoàng làm hơn 3.000 người thiệt mạng, hơn 4.500 người khác bị thương và còn hơn 350 người bị mất tích, buộc lãnh đạo chính quyền quân sự tướng Min Aung Hlaing phải ban bố tình trạng khẩn cấp và kêu gọi quốc tế viện trợ - một điều hiếm có.

Tuy nhiên, tờ báo tị nạn The Irrawaddy, có trụ sở tại Chiang Mai, Thái Lan, đã lên án chính quyền Naypiydaw tăng chi cho quân sự (vài ngày trước khi xảy ra trận động đất) nhân danh tính cấp thiết của việc duy trì sự « ổn định quốc gia » mà không dành lấy một xu cho các dịch vụ khẩn cấp. Hay như vào lúc các phe nổi dậy đơn phương tuyên bố hưu chiến để tập trung công tác cứu hộ, thì tập đoàn quân sự vẫn tiếp tục chiến dịch không kích trước khi phải ban hành lệnh hưu chiến trước sức ép từ các nước láng giềng.

Trước sự thờ ơ của tập đoàn quân sự, tờ báo độc lập Miến Điện lưu vong này nghi ngờ khả năng viện trợ nhân đạo có thể đến được tay người dân, nhất là những người sống ở những nơi được cho là cứ địa quân kháng chiến, chống tập đoàn quân sự.

Nạn tham nhũng và năng lực quản lý tồi là những căn bệnh trầm kha. Ngăn cản, tìm cách kiểm soát và biển thủ hàng viện trợ nhân đạo là những thủ thuật quen thuộc của tập đoàn quân sự Miến Điện, như những gì từng xảy ra trong đợt thiên tai lốc xoáy năm 2008, làm hơn 100 ngàn người chết.

Thế nên, vào lúc các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Malaysia … cam kết gởi hoặc đã chuyển viện trợ tới, tờ Irrawaddy cảnh báo : Hãy cẩn trọng khi hợp tác với tập đoàn quân sự ! Việc « cung cấp hỗ trợ nhân đạo không nhất thiết có nghĩa là khuyến khích chế độ ». Thế giới nên đoàn kết với người dân Miến Điện chứ không phải với những kẻ « tội đồ » chiến tranh của Naypyidaw !

...more
View all episodesView all episodes
Download on the App Store

Tạp chí đặc biệtBy RFI Tiếng Việt


More shows like Tạp chí đặc biệt

View all
Thời sự quốc tế - VOA by VOA

Thời sự quốc tế - VOA

37 Listeners

Thế giới quanh ta - VOA by VOA

Thế giới quanh ta - VOA

4 Listeners

Thời sự Việt Nam - VOA by VOA

Thời sự Việt Nam - VOA

6 Listeners

Tri Kỷ Cảm Xúc by Web5ngay

Tri Kỷ Cảm Xúc

220 Listeners

 by RFI Tiếng Việt

13 Listeners

The Quoc Khanh Show by VIETSUCCESS

The Quoc Khanh Show

21 Listeners

Tạp chí âm nhạc by RFI Tiếng Việt

Tạp chí âm nhạc

2 Listeners

Tạp chí văn hóa by RFI Tiếng Việt

Tạp chí văn hóa

0 Listeners

Tạp chí khoa học by RFI Tiếng Việt

Tạp chí khoa học

0 Listeners

Tạp chí tiêu điểm by RFI Tiếng Việt

Tạp chí tiêu điểm

0 Listeners

Spiderum Official by Spiderum

Spiderum Official

24 Listeners

Chương trình 60' by RFI Tiếng Việt

Chương trình 60'

8 Listeners

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA by VOA

Truyền hình vệ tinh VOA Express - VOA

6 Listeners

Tạp chí kinh tế by RFI Tiếng Việt

Tạp chí kinh tế

0 Listeners

Tạp chí thể thao by RFI Tiếng Việt

Tạp chí thể thao

0 Listeners

Tạp chí Việt Nam by RFI Tiếng Việt

Tạp chí Việt Nam

0 Listeners

Tạp chí xã hội by RFI Tiếng Việt

Tạp chí xã hội

0 Listeners

5 Phút Chuyện Thị Trường by 5 Phút Chuyện Thị Trường cùng Vũ Kim Hạnh

5 Phút Chuyện Thị Trường

0 Listeners