
Sign up to save your podcasts
Or
Bắt lao động không giấy tờ : tổng thống Trump gây căng thẳng với cử tri nông dân nòng cốt ở Mỹ ; Điều quân đội đến California đối phó với biểu tình, chủ nhân Nhà Trắng trắc nghiệm “ranh giới Nhà nước pháp quyền” ; Trump-Musk “ly hôn”, bộ DOGE “bơ vơ” ; Mỹ đổi visa Harvard lấy đất hiếm Trung Quốc ; Hội nghị Đại Dương Liên Hiệp Quốc (ONUC) tại Nice kêu gọi “thức tỉnh” về rác nhựa. Trên đây là những chủ đề của Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.
Bắt lao động không giấy tờ : Trump gây căng thẳng với cử tri nông dân nòng cốtCảnh sát ICE thay đổi cách bắt giữ người nhập cư trái phép, mạnh tay hơn, khiến công luận phẫn nộ và biểu tình phản đối. Quyết định của tổng thống Trump điều 4.000 Vệ binh quốc gia và 700 thủy quân lục chiến đến bảo vệ nhân viên và các toà nhà liên bang ở Los Angeles như “đổ thêm dầu vào lửa” và bị chính quyền địa phương lên án “thái quá” so với thực tế.
Căng thẳng bắt đầu từ việc nhân viên Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ - ICE (Immigration and Customs Enforcement) ập vào một cửa hàng đồ sửa chữa, nơi người nhập cư bất hợp pháp vẫn chờ phía trước để được thuê làm việc theo ngày. Thống đốc bang California Gavin Newsom thuộc đảng Dân Chủ lên án biện pháp thô bạo được cảnh sát di trú áp dụng để thực thi kế hoạch của tổng thống Trump : “Nếu như một số người trong chúng ta có thể bị bắt trên đường phố mà không có lệnh, chỉ vì bị nghi ngờ hoặc vì màu da, thì không ai trong chúng ta được an toàn. Các chế độ độc tài luôn bắt đầu bằng cách nhắm vào những người có ít khả năng tự vệ nhất”.
Biện pháp mạnh tay lan sang cả lĩnh vực nông nghiệp, cơ sở cử tri của tổng thống Trump và đảng Cộng Hòa. Theo báo Los Angeles Times ngày 10/06, “ICE mở rộng các cuộc đột kích nhập cư vào vùng trung tâm nông nghiệp của California”. Phó chủ tịch nghiệp đoàn United Farm Workers cho biết “hiện giờ, tất cả mọi người đều sợ”. Ít nhất một nửa trong số 255.700 người làm trong ngành nông nghiệp ở California không có giấy tờ. Nếu chủ trang trại từ chối mở cửa, cảnh sát sẽ lách lệnh cấm và tìm cách vào mà không cần trát, theo khẳng định của phó chủ tịch nghiệp đoàn Ventura County Farm Bureau.
Tuy nhiên, “đánh” vào giới nông dân, tổng thống Trump có nguy cơ gây căng thẳng với cơ sở cử tri truyền thống của đảng Cộng Hòa, theo nhận định của sử gia Françoise Coste, giáo sư chuyên về chính trị Mỹ, khi trả lời đài RFI ngày 11/06 :
“Rất đông người nhập cư bất hợp pháp làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Cho đến nay, đúng là ICE không đi quá xa, do đó có rất nhiều câu hỏi và giả thuyết được đưa ra. Về mặt kinh tế, đúng là có rất nhiều người nhập cư bất hợp pháp ở Mỹ nhưng họ làm việc trong những lĩnh vực mà chỉ có họ đồng ý làm. Vì vậy, có thể nói rằng nhiều mảng của nền kinh tế Mỹ phụ thuộc vào công việc của những người nhập cư bất hợp pháp này. Giới kinh doanh biết rõ điều đó và giới kinh doanh lại thân với đảng Cộng Hòa. Trong trường hợp này, giới kinh doanh nông nghiệp có thể không thực sự muốn cảnh sát nhập cư đến xem chuyện gì đang diễn ra trong các nông trại, trang trại chăn nuôi hoặc lò mổ. Cho nên ở đây, người ta đang chỉ ra một trong những nghịch lý tiềm ẩn của khuynh hướng Trump, đó là sự căng thẳng giữa phát biểu chống nhập cư và lợi ích kinh tế của đất nước”.
Trump thử “ranh giới Nhà nước pháp quyền”Quyết định điều Vệ binh Quốc gia đến bang California của tổng thống Trump được luật sư về luật công Olivier Piton tại Washington nhận định với RFI ngày 10/06 là nằm sát “giới hạn Nhà nước pháp quyền”.
“Về mặt pháp lý, chúng ta không thể nói rằng việc đó là không thể. Ông Trump đang thực sự ở giới hạn của Nhà nước pháp quyền. Ông không vi phạm pháp luật và ông cũng chưa thực sự vi phạm cho đến nay. Nhưng chúng ta vẫn đang trong vùng xám, vẫn chỉ ở cận kề các giới hạn và chúng ta sẽ xem tình hình diễn biến như thế nào. Việc đưa Thủy quân lục chiến vào là thêm một bước trong quá trình leo thang và không biết được việc đó có thể sẽ dẫn đến đâu (…)”.
Ngày 12/06, một thẩm phán liên bang Mỹ tuyên bố quyết định của tổng thống Trump triển khai Vệ binh Quốc gia đến bang California để đối phó với các cuộc biểu tình ở Los Angeles là “bất hợp pháp” vì tổng thống đã không “tuân theo đúng quy trình mà Quốc hội yêu cầu đối với hành động của mình”. Thẩm phán ra lệnh trao lại quyền kiểm soát lực lượng dự bị - vẫn có hai đồng quản lý - cho thống đốc bang California Gavin Newsom, người đã khiếu nại việc triển khai này lên tòa.
Trump-Musk “ly hôn”, bộ DOGE “bơ vơ”Elon Musk “chỉ trích” Trump trên mạng X, tổng thống “trách” tỉ phú trên mạng Truth Social. Cả thế giới theo dõi được các cuộc cãi vã trên mạng của cặp quyền lực nhất. Dường như tỉ phú Mỹ bất bình vì bị buộc “dứt áo” rời khỏi Nhà Trắng sau khi yêu cầu của ông được đứng đầu bộ DOGE thêm một năm đã không được tổng thống Trump đáp ứng với thông báo tỉ phú trở lại công việc kinh doanh. Tiếp theo, Jared Isaacman, được coi là “ứng viên của Musk” vào vị trí lãnh đạo NASA cũng không được đáp ứng.
Cuối cùng, do phó tổng thống J.D. Vance và chánh văn phòng Nhà Trắng yêu cầu, Elon Musk đã gọi điện “xin lỗi” tổng thống Donald Trump hôm 09/06 vì “quá lời” nhưng vẫn từ chối ủng hộ dự thảo luật chính sách nội bộ của tổng thống, bị ông coi là “chưa đủ”. Bộ Hiệu Quả Chính Phủ - DOGE do Elon Musk đứng đầu cũng đang bên bờ “giải thể”. Nhiều lãnh đạo của cơ quan từng sa thải hàng trăm nghìn nhân viên để cắt giảm chi tiêu công lo “cũng bị DOGE” (bị sa thải), theo báo Wall Street Journal. Lúc đỉnh điểm, DOGE có khoảng 100 nhân viên, số nhân viên hiện tại lo trở thành nạn nhân “trấn áp chính trị” và “trở thành mục tiêu tiềm năng của chính quyền”, theo nhiều nguồn tin của ABC News. Một số nhân viên đã chuyển công tác, nhiều nhà lãnh đạo DOGE cũng lần lượt ra đi trước cả khi xảy ra cuộc đấu khẩu Trump-Musk, như Steve Davis, James Burnham, Anthony Armstrong, Katie Miller…
Mỹ đổi visa Harvard lấy đất hiếm Trung QuốcSau hai ngày đàm phán “vất vả” tại Luân Đôn (Anh), Trung Quốc và Mỹ đã đạt được “một thỏa thuận khung” ngày 11/06/2025 để giải quyết bất đồng thương mại. Trên mạng Truth Social, tổng thống Donald Trump ca ngợi “một thắng lợi lớn cho hai đất nước chúng ta!”. Đất hiếm là một trong những trọng tâm trong đàm phán vì Mỹ cần để phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và an ninh trong khi Trung Quốc lại sở hữu phần lớn mỏ đất hiếm trên thế giới và làm chủ công nghệ tinh chế. Washington muốn tái lập nhịp độ vận chuyển những kim loại chiến lược này, hiện bị Nhà Trắng cho là quá thấp. Đổi lại, Washington cho phép sinh viên Trung Quốc đến theo học tại các trường đại học Mỹ, trong đó có Harvard.
Trả lời RFI, chuyên gia Philippe Aguignier, giảng viên về kinh tế Trung Quốc, trường Inalco và Sciences Po, đánh giá “với đất hiếm, Trung Quốc có lợi thế” trong ván bài này.
“Trung Quốc phải có những yếu tố nhất định để tự tin như vậy và các nhà lãnh đạo của họ phải tự nhủ rằng, ít nhất là cho đến nay, họ đã không làm quá tệ. Họ đã đưa ra một loạt biện pháp quản lý để kiểm soát xuất khẩu đất hiếm, có vai trò chiến lược trong nhiều lĩnh vực điện tử, quốc phòng, sản xuất ô tô… Trung Quốc là nhà sản xuất và tinh chế chính các loại đất hiếm này, và nhìn từ góc độ thương mại, họ có thể sử dụng chúng như một công cụ cưỡng chế. Điều đó khiến phía Mỹ vô cùng lo lắng và đó chính là điều mà Trung Quốc tìm kiếm. Họ muốn chứng tỏ rằng họ có một công cụ có thể gây ra nhiều thiệt hại. Vì vậy, rõ ràng là trong lĩnh vực này, Trung Quốc đã có lợi thế”.
Hội nghị Đại dương tại Nice kêu gọi “thức tỉnh” về rác nhựaNhân Hội nghị Đại dương Liên Hiệp Quốc (UNOC) được tổ chức ở Nice, miền nam Pháp, 95 nước đã ký “lời kêu gọi Nice một hiệp ước đầy tham vọng chống ô nhiễm nhựa” (The Nice wake up call for an ambitious plastics treaty) vào ngày 10/06. Đây là “một tín hiệu mạnh mẽ gửi đến phần còn lại của thế giới”, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, của hơn một nửa trong số 170 quốc gia tham gia Hội nghị Đại dương và được đưa ra chỉ 8 tuần trước các cuộc đàm phán cuối cùng về hiệp ước về nhựa tại Genève, Thụy Sĩ, từ ngày 05-14/08/2025.
Hội nghị Đại dương tại Nice cũng nhấn mạnh đến đầu tư vào các hoạt động kinh tế sử dụng bền vững đại dương. Đây cũng là thông điệp được nhấn mạnh và truyền đạt đến các nhà lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia tham gia “Diễn đàn Tài chính và Kinh tế Xanh” (Blue Economy & Finance Forum) được tổ chức tại Monaco trước khi khai mạc Hội nghị Đại dương.
Trả lời đặc phái viên RFI Lucile Gimberg, ông Pascal Lamy, cựu ủy viên châu Âu và cựu giám đốc Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), một trong những đồng chủ tịch hội nghị, nhấn mạnh rằng “tăng trưởng không còn đồng nghĩa với việc phá hủy tài nguyên biển, cần phải cắt giảm trợ cấp công cho các hoạt động làm cạn kiệt tài nguyên đại dương” :
“Vấn đề chính của đại dương xuất phát từ đất liền. Những hoạt động nào gây hại cho đại dương mà chúng ta cần giải quyết ? Đó chính là tình trạng ô nhiễm, những chất gây ô nhiễm, là nhựa. Và đó cũng là vấn đề về quy định, chủ yếu về chất lượng chất thải, các nhà máy xử lý nước thải… Đối với biển, điều chủ yếu của các hoạt động kinh tế làm suy thoái biển là tình trạng đánh bắt quá mức hoặc những phương pháp đánh bắt có tính hủy hoại môi trường cao, như đánh bắt bằng lưới kéo. Và cuối cùng là những việc mà chúng ta có thể làm để khử carbon cho ngành vận tải biển. Sự suy thoái của môi trường biển, đó còn là do hoạt động kinh tế sử dụng đại dương và phát thải khí nhà kính”.
Bắt lao động không giấy tờ : tổng thống Trump gây căng thẳng với cử tri nông dân nòng cốt ở Mỹ ; Điều quân đội đến California đối phó với biểu tình, chủ nhân Nhà Trắng trắc nghiệm “ranh giới Nhà nước pháp quyền” ; Trump-Musk “ly hôn”, bộ DOGE “bơ vơ” ; Mỹ đổi visa Harvard lấy đất hiếm Trung Quốc ; Hội nghị Đại Dương Liên Hiệp Quốc (ONUC) tại Nice kêu gọi “thức tỉnh” về rác nhựa. Trên đây là những chủ đề của Tạp chí Thế giới Đó đây tuần này.
Bắt lao động không giấy tờ : Trump gây căng thẳng với cử tri nông dân nòng cốtCảnh sát ICE thay đổi cách bắt giữ người nhập cư trái phép, mạnh tay hơn, khiến công luận phẫn nộ và biểu tình phản đối. Quyết định của tổng thống Trump điều 4.000 Vệ binh quốc gia và 700 thủy quân lục chiến đến bảo vệ nhân viên và các toà nhà liên bang ở Los Angeles như “đổ thêm dầu vào lửa” và bị chính quyền địa phương lên án “thái quá” so với thực tế.
Căng thẳng bắt đầu từ việc nhân viên Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ - ICE (Immigration and Customs Enforcement) ập vào một cửa hàng đồ sửa chữa, nơi người nhập cư bất hợp pháp vẫn chờ phía trước để được thuê làm việc theo ngày. Thống đốc bang California Gavin Newsom thuộc đảng Dân Chủ lên án biện pháp thô bạo được cảnh sát di trú áp dụng để thực thi kế hoạch của tổng thống Trump : “Nếu như một số người trong chúng ta có thể bị bắt trên đường phố mà không có lệnh, chỉ vì bị nghi ngờ hoặc vì màu da, thì không ai trong chúng ta được an toàn. Các chế độ độc tài luôn bắt đầu bằng cách nhắm vào những người có ít khả năng tự vệ nhất”.
Biện pháp mạnh tay lan sang cả lĩnh vực nông nghiệp, cơ sở cử tri của tổng thống Trump và đảng Cộng Hòa. Theo báo Los Angeles Times ngày 10/06, “ICE mở rộng các cuộc đột kích nhập cư vào vùng trung tâm nông nghiệp của California”. Phó chủ tịch nghiệp đoàn United Farm Workers cho biết “hiện giờ, tất cả mọi người đều sợ”. Ít nhất một nửa trong số 255.700 người làm trong ngành nông nghiệp ở California không có giấy tờ. Nếu chủ trang trại từ chối mở cửa, cảnh sát sẽ lách lệnh cấm và tìm cách vào mà không cần trát, theo khẳng định của phó chủ tịch nghiệp đoàn Ventura County Farm Bureau.
Tuy nhiên, “đánh” vào giới nông dân, tổng thống Trump có nguy cơ gây căng thẳng với cơ sở cử tri truyền thống của đảng Cộng Hòa, theo nhận định của sử gia Françoise Coste, giáo sư chuyên về chính trị Mỹ, khi trả lời đài RFI ngày 11/06 :
“Rất đông người nhập cư bất hợp pháp làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Cho đến nay, đúng là ICE không đi quá xa, do đó có rất nhiều câu hỏi và giả thuyết được đưa ra. Về mặt kinh tế, đúng là có rất nhiều người nhập cư bất hợp pháp ở Mỹ nhưng họ làm việc trong những lĩnh vực mà chỉ có họ đồng ý làm. Vì vậy, có thể nói rằng nhiều mảng của nền kinh tế Mỹ phụ thuộc vào công việc của những người nhập cư bất hợp pháp này. Giới kinh doanh biết rõ điều đó và giới kinh doanh lại thân với đảng Cộng Hòa. Trong trường hợp này, giới kinh doanh nông nghiệp có thể không thực sự muốn cảnh sát nhập cư đến xem chuyện gì đang diễn ra trong các nông trại, trang trại chăn nuôi hoặc lò mổ. Cho nên ở đây, người ta đang chỉ ra một trong những nghịch lý tiềm ẩn của khuynh hướng Trump, đó là sự căng thẳng giữa phát biểu chống nhập cư và lợi ích kinh tế của đất nước”.
Trump thử “ranh giới Nhà nước pháp quyền”Quyết định điều Vệ binh Quốc gia đến bang California của tổng thống Trump được luật sư về luật công Olivier Piton tại Washington nhận định với RFI ngày 10/06 là nằm sát “giới hạn Nhà nước pháp quyền”.
“Về mặt pháp lý, chúng ta không thể nói rằng việc đó là không thể. Ông Trump đang thực sự ở giới hạn của Nhà nước pháp quyền. Ông không vi phạm pháp luật và ông cũng chưa thực sự vi phạm cho đến nay. Nhưng chúng ta vẫn đang trong vùng xám, vẫn chỉ ở cận kề các giới hạn và chúng ta sẽ xem tình hình diễn biến như thế nào. Việc đưa Thủy quân lục chiến vào là thêm một bước trong quá trình leo thang và không biết được việc đó có thể sẽ dẫn đến đâu (…)”.
Ngày 12/06, một thẩm phán liên bang Mỹ tuyên bố quyết định của tổng thống Trump triển khai Vệ binh Quốc gia đến bang California để đối phó với các cuộc biểu tình ở Los Angeles là “bất hợp pháp” vì tổng thống đã không “tuân theo đúng quy trình mà Quốc hội yêu cầu đối với hành động của mình”. Thẩm phán ra lệnh trao lại quyền kiểm soát lực lượng dự bị - vẫn có hai đồng quản lý - cho thống đốc bang California Gavin Newsom, người đã khiếu nại việc triển khai này lên tòa.
Trump-Musk “ly hôn”, bộ DOGE “bơ vơ”Elon Musk “chỉ trích” Trump trên mạng X, tổng thống “trách” tỉ phú trên mạng Truth Social. Cả thế giới theo dõi được các cuộc cãi vã trên mạng của cặp quyền lực nhất. Dường như tỉ phú Mỹ bất bình vì bị buộc “dứt áo” rời khỏi Nhà Trắng sau khi yêu cầu của ông được đứng đầu bộ DOGE thêm một năm đã không được tổng thống Trump đáp ứng với thông báo tỉ phú trở lại công việc kinh doanh. Tiếp theo, Jared Isaacman, được coi là “ứng viên của Musk” vào vị trí lãnh đạo NASA cũng không được đáp ứng.
Cuối cùng, do phó tổng thống J.D. Vance và chánh văn phòng Nhà Trắng yêu cầu, Elon Musk đã gọi điện “xin lỗi” tổng thống Donald Trump hôm 09/06 vì “quá lời” nhưng vẫn từ chối ủng hộ dự thảo luật chính sách nội bộ của tổng thống, bị ông coi là “chưa đủ”. Bộ Hiệu Quả Chính Phủ - DOGE do Elon Musk đứng đầu cũng đang bên bờ “giải thể”. Nhiều lãnh đạo của cơ quan từng sa thải hàng trăm nghìn nhân viên để cắt giảm chi tiêu công lo “cũng bị DOGE” (bị sa thải), theo báo Wall Street Journal. Lúc đỉnh điểm, DOGE có khoảng 100 nhân viên, số nhân viên hiện tại lo trở thành nạn nhân “trấn áp chính trị” và “trở thành mục tiêu tiềm năng của chính quyền”, theo nhiều nguồn tin của ABC News. Một số nhân viên đã chuyển công tác, nhiều nhà lãnh đạo DOGE cũng lần lượt ra đi trước cả khi xảy ra cuộc đấu khẩu Trump-Musk, như Steve Davis, James Burnham, Anthony Armstrong, Katie Miller…
Mỹ đổi visa Harvard lấy đất hiếm Trung QuốcSau hai ngày đàm phán “vất vả” tại Luân Đôn (Anh), Trung Quốc và Mỹ đã đạt được “một thỏa thuận khung” ngày 11/06/2025 để giải quyết bất đồng thương mại. Trên mạng Truth Social, tổng thống Donald Trump ca ngợi “một thắng lợi lớn cho hai đất nước chúng ta!”. Đất hiếm là một trong những trọng tâm trong đàm phán vì Mỹ cần để phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và an ninh trong khi Trung Quốc lại sở hữu phần lớn mỏ đất hiếm trên thế giới và làm chủ công nghệ tinh chế. Washington muốn tái lập nhịp độ vận chuyển những kim loại chiến lược này, hiện bị Nhà Trắng cho là quá thấp. Đổi lại, Washington cho phép sinh viên Trung Quốc đến theo học tại các trường đại học Mỹ, trong đó có Harvard.
Trả lời RFI, chuyên gia Philippe Aguignier, giảng viên về kinh tế Trung Quốc, trường Inalco và Sciences Po, đánh giá “với đất hiếm, Trung Quốc có lợi thế” trong ván bài này.
“Trung Quốc phải có những yếu tố nhất định để tự tin như vậy và các nhà lãnh đạo của họ phải tự nhủ rằng, ít nhất là cho đến nay, họ đã không làm quá tệ. Họ đã đưa ra một loạt biện pháp quản lý để kiểm soát xuất khẩu đất hiếm, có vai trò chiến lược trong nhiều lĩnh vực điện tử, quốc phòng, sản xuất ô tô… Trung Quốc là nhà sản xuất và tinh chế chính các loại đất hiếm này, và nhìn từ góc độ thương mại, họ có thể sử dụng chúng như một công cụ cưỡng chế. Điều đó khiến phía Mỹ vô cùng lo lắng và đó chính là điều mà Trung Quốc tìm kiếm. Họ muốn chứng tỏ rằng họ có một công cụ có thể gây ra nhiều thiệt hại. Vì vậy, rõ ràng là trong lĩnh vực này, Trung Quốc đã có lợi thế”.
Hội nghị Đại dương tại Nice kêu gọi “thức tỉnh” về rác nhựaNhân Hội nghị Đại dương Liên Hiệp Quốc (UNOC) được tổ chức ở Nice, miền nam Pháp, 95 nước đã ký “lời kêu gọi Nice một hiệp ước đầy tham vọng chống ô nhiễm nhựa” (The Nice wake up call for an ambitious plastics treaty) vào ngày 10/06. Đây là “một tín hiệu mạnh mẽ gửi đến phần còn lại của thế giới”, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, của hơn một nửa trong số 170 quốc gia tham gia Hội nghị Đại dương và được đưa ra chỉ 8 tuần trước các cuộc đàm phán cuối cùng về hiệp ước về nhựa tại Genève, Thụy Sĩ, từ ngày 05-14/08/2025.
Hội nghị Đại dương tại Nice cũng nhấn mạnh đến đầu tư vào các hoạt động kinh tế sử dụng bền vững đại dương. Đây cũng là thông điệp được nhấn mạnh và truyền đạt đến các nhà lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia tham gia “Diễn đàn Tài chính và Kinh tế Xanh” (Blue Economy & Finance Forum) được tổ chức tại Monaco trước khi khai mạc Hội nghị Đại dương.
Trả lời đặc phái viên RFI Lucile Gimberg, ông Pascal Lamy, cựu ủy viên châu Âu và cựu giám đốc Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), một trong những đồng chủ tịch hội nghị, nhấn mạnh rằng “tăng trưởng không còn đồng nghĩa với việc phá hủy tài nguyên biển, cần phải cắt giảm trợ cấp công cho các hoạt động làm cạn kiệt tài nguyên đại dương” :
“Vấn đề chính của đại dương xuất phát từ đất liền. Những hoạt động nào gây hại cho đại dương mà chúng ta cần giải quyết ? Đó chính là tình trạng ô nhiễm, những chất gây ô nhiễm, là nhựa. Và đó cũng là vấn đề về quy định, chủ yếu về chất lượng chất thải, các nhà máy xử lý nước thải… Đối với biển, điều chủ yếu của các hoạt động kinh tế làm suy thoái biển là tình trạng đánh bắt quá mức hoặc những phương pháp đánh bắt có tính hủy hoại môi trường cao, như đánh bắt bằng lưới kéo. Và cuối cùng là những việc mà chúng ta có thể làm để khử carbon cho ngành vận tải biển. Sự suy thoái của môi trường biển, đó còn là do hoạt động kinh tế sử dụng đại dương và phát thải khí nhà kính”.
222 Listeners
13 Listeners
21 Listeners
2 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
23 Listeners
8 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
48 Listeners
2 Listeners
0 Listeners
4 Listeners
5 Listeners
10 Listeners