
Sign up to save your podcasts
Or
Israel trông chờ Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc chiến tranh với Iran; Người dân Syria lo ngại tác động của xung đột Israel - Iran, Dư luận Anh bị chia rẽ về khả năng tham chiến với Mỹ chống Iran; Các hãng Israel bị cấm trưng bày vũ khí tấn công tại Triển lãm Le Bourget; Số người tị nạn tăng kỷ lục, nhưng nguồn tài trợ cho hoạt động nhân đạo ngày càng giảm. Đó là những chủ đề chính của tạp chí Thế giới đó đây tuần này
Israel hy vọng Hoa Kỳ can thiệp để chống IranHoa Kỳ có sẽ can thiệp vào cuộc chiến tranh giữa Israel với Iran hay không? Tối thứ năm 19/06/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ ra quyết định “trong vòng 2 tuần nữa”, có lẻ muốn dành một cơ may cho cuộc họp giữa các bộ trưởng châu Âu và Iran hôm thứ sáu tại Genève nhằm cố thúc đẩy một giải pháp ngoại giao sau một tuần xung đột giữa Israel với Iran.
Israel thì vẫn hy vọng Hoa Kỳ sẽ can thiệp để hỗ trợ họ chống trả các cuộc oanh kích của Iran. Sự can thiệp của Mỹ là cần thiết để Nhà nước Do Thái đạt được các mục tiêu mà họ đề ra, nhất là triệt tiêu hoàn toàn mối đe dọa vũ khí nguyên tử của Iran.
Từ Jerusalem, thông tín viên Michel Paul gởi về bài tường trình ngày 18/06/2025:
“Israel nói họ cần thêm một tuần nữa để hoàn tất chiến dịch đang diễn ra ở Iran. Nhưng họ nhấn mạnh rằng sự tham gia của Hoa Kỳ là cần thiết, đặc biệt là để phá hủy được những công sự bao quanh cơ sở hạt nhân Fordo, nằm sâu dưới lòng đất.
Tổng thống Trump đã nói chuyện với thủ tướng Benjamin Netanyahu vào đêm thứ ba. Không có thông tin nào được công bố về cuộc điện đàm này, nhưng một quan chức Israel được truyền thông trích dẫn đã lưu ý: Toàn bộ chiến dịch của Israel phụ thuộc vào việc Hoa Kỳ đến một lúc nào đó tham gia các cuộc oanh tạc.
Nhật báo Yediot Aharonot đã tóm tắt kỳ vọng đó với hàng tựa trong số báo ra sáng nay: "Mọi chuyện đều nằm trong tay Hoa Kỳ!" Một điểm đáng lo ngại khác: Một quan chức Hoa Kỳ nói với tờ Wall Street Journal rằng Israel đang thiếu tên lửa đánh chặn phòng thủ Arrow, làm dấy lên lo ngại về khả năng của nước này chống lại tên lửa đạn đạo nếu xung đột không được giải quyết nhanh chóng.
Trong khi đó, Hoa Kỳ đêm thứ ba 17/06 thông báo họ sẽ đóng cửa đại sứ quán tại Jerusalem "do tình hình an ninh", nhưng chỉ đóng đến thứ Sáu.”
Hoa Kỳ đã thực sự can dự?Tuy không nói ra, nhưng trên thực tế, Hoa Kỳ đã can dự, ít ra là hỗ trợ về tình báo, vào cuộc xung đột này, theo lời nhà báo điều tra Vincent Nouzille, chuyên gia về Israel, trả lời RFI Pháp ngữ ngày 18/06:
“Không thể tin rằng Hoa Kỳ không biết gì về toàn bộ quá trình chuẩn bị, xét đến quy mô của chiến dịch và xét đến việc triển khai đến 200 máy bay chiến đấu. Không thể có chuyện 200 chiến đấu cơ cất cánh từ Trung Đông mà Mỹ không hay biết gì Hoa Kỳ có đủ thiết bị giám sát và thiết bị điện tử cần thiết. Họ rất có thể đã cung cấp thông tin tình báo về vị trí của một số địa điểm. Các bản đồ của Israel rất có thể được bổ túc bằng các bản đồ của Mỹ. Người Mỹ sẽ không bao giờ chính thức thừa nhận sự tham gia của họ. Nhưng rõ ràng là Israel không thể nào tiến hành một chiến dịch như vậy mà không có sự hỗ trợ tối thiểu về hậu cần của phía Mỹ”.
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba cho biết Hoa Kỳ sẽ không giết lãnh tụ tối cao của Iran, giáo chủ Ali Khamenei "vào lúc này". Nhưng theo ông Trump, Mỹ biết chính xác nơi ông ấy đang ẩn náu. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng nêu khả năng ám sát Khamenei, nói rằng làm như vậy sẽ "chấm dứt xung đột". Nhưng trả lời RFI Pháp ngữ ngày 18/06, nhà xã hội học Azadeh Kian, một giáo sư Pháp-Iran tại Đại học Paris Cité, không chia sẽ quan điểm đó:
“Người ta không biết Ali Khamenei hiện đang ở đâu và không biết là Israel có thể thực hiện được kế hoạch hạ sát lãnh tụ tối cao Iran hay không. Mặt khác, tôi nghĩ là chính quyền đã nằm trong tay lực lượng Vệ binh Cách mạng từ lâu rồi, từ trước khi Israel mở các cuộc không kích vào Iran. Tôi cũng nghe nói, nhưng chưa kiểm chứng được thông tin này, đó là lãnh tụ tối cao dường như đã đồng ý trao quyền cho Vệ binh Cách mạng, để họ toàn quyền quyết định. Tình hình hiện nay là như thế. Từ một chế độ giáo quyền - quân sự, Iran đã chuyển sang thành một chế độ quân sự.”
Có nên tham chiến với Mỹ đánh Iran: Chính giới Anh Quốc bị chia rẽNgày 20/06/2025, các ngoại trưởng Anh, Pháp và Đức đã họp với đồng nhiệm Iran ở Genève để tìm kiếm giải pháp cho khủng hoảng Trung Đông. Là đồng minh của Mỹ, Anh vẫn đang thúc đẩy một phương án ngoại giao, nhưng cũng đã điều thêm nhiều chiến đấu cơ sang các căn cứ gần Iran, trong lúc dư luận và chính giới Anh chia rẽ sâu sắc về khả năng Anh có thể can thiệp quân sự cùng với Mỹ ở Iran. Từ Luân Đôn, thông tín viên Nguyễn Giang tường trình:
«Nước Anh đang đứng trước ba vấn đề. Thứ nhất là về truyền thông và dư luận. Việc Tổng thống Trump đặt ra thời hạn 2 tuần chờ xem kết quả đàm phán giữa Anh và EU với Iran được các báo Anh hoan nghênh. Trang The Times sáng nay xem đây là “một bước lùi lại từ bờ vực” (a step back from the brink). Bởi một cuộc chiến của Mỹ chống Iran gần như chắc chắn là có Anh tham gia sẽ có hệ quả khôn lường cho toàn vùng và ảnh hưởng tới Anh. Hôm 18/06, tại Quốc hội, Đảng đối lập Tự do Dân chủ (LibDem) nói họ phản đối việc Anh tham chiến, trong khi đảng dân túy cánh hữu Reform thì lại ủng hộ phương án “thay đổi chế độ thần quyền” ở Iran, còn dư luận thì bị chia rẽ sâu sắc về chiến tranh Iran-Israel và về chiến dịch tấn công của Israel vào Gaza.
Thứ nhì là câu hỏi về tính pháp lý. Hôm 19/06, Trưởng Công tố Anh Quốc, Lord Richard Hermer, nêu ý kiến rằng Luân Đôn chỉ có thể can thiệp quân sự vào Iran nếu quân đội Anh bị tấn công, còn không thì đó có thể là hành động bất hợp pháp (illegal).
Tình hình này khiến người ta nhớ lại cuộc chiến Irak. Điều tra Chilcot, kết thúc 14 năm trước (2009-2011), tiết lộ rằng hồi năm 2003, Trưởng Công tố Vương quốc Anh thời đó, Lord Goldsmiths, đã cảnh báo thủ tướng Tony Blair rằng việc đưa quân Anh tham chiến cùng Hoa Kỳ đánh Irak mà không có nghị quyết Liên Hiệp Quốc là trái luật (unlawful).
Nhưng lá thư ông Goldsmiths gửi tới bàn thủ tướng đã bị ông Blair gạch một dòng bên cạnh với câu: “Tôi không hiểu điều này” (I don’t understand this) và ngày hôm sau (31/01/2003) Tony Blair bay sang Hoa Kỳ hội đàm với tổng thống George W. Bush và đồng ý ‘sát cánh cùng Mỹ’ đánh vào Irak.
Cuộc chiến Irak kéo dài tới 2011 đã gây tai tiếng cho đảng Lao động, góp phần khiến ông Blair phải rời Phủ thủ tướng vì dư luận, trong đó có nhiều nghị sĩ Quốc hội, phản đối cách ông làm theo người Mỹ.
Cuối cùng là về quân sự. Anh đã chuyển thêm 14 chiến đấu cơ Typhoon FRG4 và hai máy bay tiếp dầu trên không Voyager đến căn cứ Akrotiri trên đảo Chypre (Cyprus), sẵn sàng hỗ trợ đồng minh. Cho đến nay, Anh không dính líu tới đợt oanh kích của Israel ở Iran, nhưng tới đây, dù có tham chiến hay không, Anh vẫn là bên liên quan. Bởi căn cứ không quân ở đảo Diego Garcia của Anh ở Ấn Độ Dương là nơi Không lực Hoa Kỳ sẽ dùng để tiếp dầu cho phi cơ ném bom chiến lược B-2, loại chở được trái bom trên 13 tấn (GBU-57A/B MOP -Massive Ordnance Penetrator) đủ sức đánh tan trung tâm tinh luyện uranium của Iran ở Fordo nằm sâu dưới lòng đất.
Hiện Luân Đôn đang cùng Pháp và Đức đàm phán với Iran để cứu vãn tình hình, tránh để lịch sử cuộc chiến Irak bị lặp lại. Thế nhưng Hoa Kỳ mới là bên ra quyết định và một lần nữa, Anh sẽ phải đứng trước lựa chọn khó khăn: Đi theo Mỹ hay không và nếu đi theo thì tới mức độ nào."
Dân Syria lo ngại về cuộc chiến Israel - IranCuộc chiến giữa Israel và Iran dĩ nhiên gây lo ngại cho toàn bộ các nước trong khu vực Trung Đông, đặc biệt là Syria, nước láng giềng của Israel, nơi mà người dân vẫn còn bị ám ảnh bởi cuộc nội chiến dằng dai chưa thật sự kết thúc. Từ Damas, thủ đô Syria, thông tín viên Mohamed Errami gởi về bài tường trình ngày 18/06:
“Tại khu phố của Damas, những con hẻm thường đông đúc đã trở nên yên tĩnh hơn vào những buổi tối gần đây. Các cuộc không kích của Israel và căng thẳng khu vực khiến nhiều cư dân không dám ra ngoài vào ban đêm.
Đối với Montasser, một chủ nhà hàng ngoài ba mươi tuổi, nỗi sợ hãi một lần nữa trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Ông nói: “Trước đây ai cũng ở ngoài cho đến nửa đêm, 1 giờ sáng. Bây giờ, mỗi khi nghe tiếng động trên bầu trời, đường phố trở nên vắng tanh. Không phải là chiến tranh như trước đây, nhưng là tâm trạng lo lắng khác. Chúng tôi tự hỏi: liệu lần này nó có bùng nổ không?"
Cách đó vài km, tại khu phố Kafr Sousseh, nỗi lo sợ về một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn là chủ đề thường xuyên được bàn tán, đặc biệt là kể từ khi không quân Israel bắn hạ một số drone của Iran trên bầu trời Syria.
Đối với Ahmad, sự gia tăng căng thẳng này đang khơi dậy những ký ức tồi tệ nhất về cuộc chiến đã tàn phá đất nước anh: "Chúng tôi nghĩ tình hình đang lắng dịu, rằng cuộc chiến đã qua. Thế mà giờ đây, chúng tôi lại thấy mình kẹt giữa hai cường quốc, một bên là Iran, bên kia là Israel. Nếu xung đột leo thang, chúng tôi sẽ lại bị vạ lây. Như thường lệ."
Trong các quán cà phê, đường phố và trong các gia đình ở Damas, ai cũng theo dõi chặt chẽ các diễn biến trong khu vực, với nỗi lo sợ dai dẳng rằng Syria sẽ một lần nữa trở thành chiến trường, trong khi vẫn còn những dấu vết rất rõ ràng của một cuộc chiến chưa bao giờ thực sự kết thúc.”
Chiến tranh Israel-Iran: Dân Ukraina sợ bị quốc tế lãng quênTại Ukraina, các vụ oanh kích của Nga vào thường dân đã gia tăng cường độ trong những tháng gần đây. Vào lúc xung đột Israel - Iran tiếp tục leo thang, có vẻ như thế giới không còn quan tâm nhiều đến chiến sự ở Ukraina như trước đây. Người dân Ukraina thì sợ là quốc tế sẽ lãng quên họ.
Từ thủ đô Kiev, thông tín viên Emmanuelle Chaze gởi về bài trường trình ngày 20/06/2025:
“Chỉ vài ngày sau cuộc không kích đẫm máu của Nga vào thủ đô Ukraina, cuộc sống đã trở lại bình thường ở Kiev. Nhưng mối quan tâm trước mắt của phần lớn người dân vẫn là sự sống còn của chính họ. Anna, một nữ diễn viên, đặc biệt muốn thấy sự bất an hàng ngày của người dân Ukraina chấm dứt. Cô nói: “Tôi không thể khách quan. Tôi nghĩ rằng trong thế giới hiện đại, chiến tranh là hoàn toàn vô lý. Tại sao thế giới không thể sống trong hòa bình? Tại sao chúng ta không thể sống và tận hưởng cuộc sống? Tôi ao ước chúng ta có hòa bình, tôi ao ước chúng ta lại có bầu trời yên bình”.
Anton, một sinh viên ở Kiev, vẫn lạc quan về sự quan tâm của cả thế giới đối với Ukraina. Anh nói: “ Ukraina có đã bị lãng quên? Không, tôi không nghĩ vậy. Một số quốc gia chỉ có tầm nhìn riêng về an ninh và châu Âu, rất có thể, quan tâm nhiều hơn đến các mặt trận ở Ukraina, vì đó là những mặt trận nguy hiểm nhất đối với họ vào lúc này.
Trong khi vài tháng trước, cộng đồng quốc tế hy vọng vào một lệnh ngừng bắn, thực tế ở Ukraina lại khác hẳn: chỉ trong tháng 6, chính quyền Ukraina đã đưa ra những con số lạnh người: Nga đã phóng 140 tên lửa, 3.000 quả bom lượn và một số lượng tương đương drone vào Ukraina. Cuộc tấn công lớn gần đây nhất đã khiến 28 người thiệt mạng ở Kiev vào ngày 17/06 khi một tên lửa đâm vào một chung cư.”
Triển lãm Le Bourget: Israel bị cấm trưng bày vũ khí tấn côngCác căng thẳng địa chính trị do cuộc chiến tranh giữa Israel và Iran, cũng như do chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza đã làm xáo trộn Triển lãm Hàng không và Không gian Le Bourget, ở ngoại ô phía bắc Paris, diễn ra từ ngày 16/06 đến 22/06. Chính phủ Pháp đã ra lệnh đóng các gian trưng bày các loại vũ khí tấn công của các hãng Israel, vì đó là những loại vũ khí có thể được sử dụng ở Gaza.
Trước khi diễn ra Triển lãm Le Bourget 2025, chính phủ Pháp đã đưa ra một khuôn khổ mà họ cho biết đã được chính quyền Israel chấp nhận, theo đó vũ khí "tấn công" không được phép trưng bày. Năm trong số chín đơn vị triển lãm của Israel cuối cùng đã trưng bày các mô hình tên lửa, dẫn đến việc gian hàng của họ bị đóng.
Đến thăm triển lãm trong ngày khai mạc, thủ tướng Pháp François Bayrou khẳng định tình hình ở Gaza là "không thể chấp nhận được về mặt đạo đức", “buộc chúng ta phải bày tỏ thái độ không tán thành". Ông nói nước Pháp muốn nhấn mạnh rằng vũ khí tấn công “không nên có mặt tại triển lãm này". Bộ Quốc phòng Israel đã có phản ứng mạnh, lên án một hành động "phân biệt đối xử". Theo họ, việc loại bỏ các hệ thống vũ khí tấn công theo yêu cầu của ban tổ chức triển lãm đã "phá vỡ thông lệ của các triển lãm quốc phòng trên toàn thế giới".
Kể từ khi diễn ra cuộc tấn công của Israel vào Gaza, sự có mặt của các hãng sản xuất vũ khí Israel luôn là vấn đề tế nhị. Israel đã không được trưng bày tại triển lãm quốc phòng Eurosatory Pháp vào mùa xuân năm 2024. Sau đó, chỉ đến phút chót họ mới được cấp phép trưng bày tại triển lãm Euronaval vào mùa thu.
Số người tị nạn đạt mức kỷ lục, nguồn tài trợ ngày càng giảmNhư mọi năm kể từ 2001, ngày 20/06 là Ngày thế giới những người tị nạn, để nhắc nhở mọi người là vẫn còn rất nhiều người buộc phải rời bỏ nơi họ đang sinh sống do hậu quả của chiến tranh, của biến đổi khí hậu và con số này vẫn ngày càng tăng, nay đã lên đến con số kỷ lục là 120 triệu người, gần bằng với dân số của Nhật Bản!
Trả lời RFI Pháp ngữ ngày 20/06, ông Jérôme Bobin, giám đốc đặc trách tài trợ từ các định chế của tổ chức Handicap International, cho biết:
"Biến đổi khí hậu và các xung đột đang tạo ra một số lượng lớn người tản cư và người tị nạn. Con số 120 triệu người là một kỷ lục. Chưa bao giờ có nhiều người tản cư, người tị nạn như vậy trên thế giới kể từ khi chúng ta bắt đầu tính toán, kể từ khi có các con số thống kê. Ngoài con số 120 triệu người này, còn có một con số đáng báo động khác đó là con số các vụ xung đột. Chúng ta đã chứng kiến xung đột ngày càng tồi tệ hơn trong những năm gần đây, ở Châu Mỹ Latinh, Palestine, Israel, Trung Đông, Darfur, Châu Phi. Toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi những cuộc di dời dân cư vẫn tiếp tục gia tăng. Rõ ràng là các quốc gia hoặc nhóm vũ trang dễ tham gia vào xung đột hơn và kết quả là, các cộng đồng dân cư bị kẹt giữa hai lằn đạn và buộc phải di dời."
Thế mà, theo ông Bobin, trong năm 2024, viện trợ nhân đạo quốc tế giảm 10% và trong năm 2025 sẽ còn giảm nhiều hơn nữa, vì Mỹ vẫn là nhà tài trợ chính cho viện trợ nhân đạo, chiếm khoảng 45% viện trợ nhân đạo toàn cầu. Vì vậy, khi họ đột nhiên ngừng tài trợ cho hoạt động nhân đạo, nguồn tài chính này sẽ thiếu hụt rất nhiều.
Israel trông chờ Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc chiến tranh với Iran; Người dân Syria lo ngại tác động của xung đột Israel - Iran, Dư luận Anh bị chia rẽ về khả năng tham chiến với Mỹ chống Iran; Các hãng Israel bị cấm trưng bày vũ khí tấn công tại Triển lãm Le Bourget; Số người tị nạn tăng kỷ lục, nhưng nguồn tài trợ cho hoạt động nhân đạo ngày càng giảm. Đó là những chủ đề chính của tạp chí Thế giới đó đây tuần này
Israel hy vọng Hoa Kỳ can thiệp để chống IranHoa Kỳ có sẽ can thiệp vào cuộc chiến tranh giữa Israel với Iran hay không? Tối thứ năm 19/06/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ ra quyết định “trong vòng 2 tuần nữa”, có lẻ muốn dành một cơ may cho cuộc họp giữa các bộ trưởng châu Âu và Iran hôm thứ sáu tại Genève nhằm cố thúc đẩy một giải pháp ngoại giao sau một tuần xung đột giữa Israel với Iran.
Israel thì vẫn hy vọng Hoa Kỳ sẽ can thiệp để hỗ trợ họ chống trả các cuộc oanh kích của Iran. Sự can thiệp của Mỹ là cần thiết để Nhà nước Do Thái đạt được các mục tiêu mà họ đề ra, nhất là triệt tiêu hoàn toàn mối đe dọa vũ khí nguyên tử của Iran.
Từ Jerusalem, thông tín viên Michel Paul gởi về bài tường trình ngày 18/06/2025:
“Israel nói họ cần thêm một tuần nữa để hoàn tất chiến dịch đang diễn ra ở Iran. Nhưng họ nhấn mạnh rằng sự tham gia của Hoa Kỳ là cần thiết, đặc biệt là để phá hủy được những công sự bao quanh cơ sở hạt nhân Fordo, nằm sâu dưới lòng đất.
Tổng thống Trump đã nói chuyện với thủ tướng Benjamin Netanyahu vào đêm thứ ba. Không có thông tin nào được công bố về cuộc điện đàm này, nhưng một quan chức Israel được truyền thông trích dẫn đã lưu ý: Toàn bộ chiến dịch của Israel phụ thuộc vào việc Hoa Kỳ đến một lúc nào đó tham gia các cuộc oanh tạc.
Nhật báo Yediot Aharonot đã tóm tắt kỳ vọng đó với hàng tựa trong số báo ra sáng nay: "Mọi chuyện đều nằm trong tay Hoa Kỳ!" Một điểm đáng lo ngại khác: Một quan chức Hoa Kỳ nói với tờ Wall Street Journal rằng Israel đang thiếu tên lửa đánh chặn phòng thủ Arrow, làm dấy lên lo ngại về khả năng của nước này chống lại tên lửa đạn đạo nếu xung đột không được giải quyết nhanh chóng.
Trong khi đó, Hoa Kỳ đêm thứ ba 17/06 thông báo họ sẽ đóng cửa đại sứ quán tại Jerusalem "do tình hình an ninh", nhưng chỉ đóng đến thứ Sáu.”
Hoa Kỳ đã thực sự can dự?Tuy không nói ra, nhưng trên thực tế, Hoa Kỳ đã can dự, ít ra là hỗ trợ về tình báo, vào cuộc xung đột này, theo lời nhà báo điều tra Vincent Nouzille, chuyên gia về Israel, trả lời RFI Pháp ngữ ngày 18/06:
“Không thể tin rằng Hoa Kỳ không biết gì về toàn bộ quá trình chuẩn bị, xét đến quy mô của chiến dịch và xét đến việc triển khai đến 200 máy bay chiến đấu. Không thể có chuyện 200 chiến đấu cơ cất cánh từ Trung Đông mà Mỹ không hay biết gì Hoa Kỳ có đủ thiết bị giám sát và thiết bị điện tử cần thiết. Họ rất có thể đã cung cấp thông tin tình báo về vị trí của một số địa điểm. Các bản đồ của Israel rất có thể được bổ túc bằng các bản đồ của Mỹ. Người Mỹ sẽ không bao giờ chính thức thừa nhận sự tham gia của họ. Nhưng rõ ràng là Israel không thể nào tiến hành một chiến dịch như vậy mà không có sự hỗ trợ tối thiểu về hậu cần của phía Mỹ”.
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba cho biết Hoa Kỳ sẽ không giết lãnh tụ tối cao của Iran, giáo chủ Ali Khamenei "vào lúc này". Nhưng theo ông Trump, Mỹ biết chính xác nơi ông ấy đang ẩn náu. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng nêu khả năng ám sát Khamenei, nói rằng làm như vậy sẽ "chấm dứt xung đột". Nhưng trả lời RFI Pháp ngữ ngày 18/06, nhà xã hội học Azadeh Kian, một giáo sư Pháp-Iran tại Đại học Paris Cité, không chia sẽ quan điểm đó:
“Người ta không biết Ali Khamenei hiện đang ở đâu và không biết là Israel có thể thực hiện được kế hoạch hạ sát lãnh tụ tối cao Iran hay không. Mặt khác, tôi nghĩ là chính quyền đã nằm trong tay lực lượng Vệ binh Cách mạng từ lâu rồi, từ trước khi Israel mở các cuộc không kích vào Iran. Tôi cũng nghe nói, nhưng chưa kiểm chứng được thông tin này, đó là lãnh tụ tối cao dường như đã đồng ý trao quyền cho Vệ binh Cách mạng, để họ toàn quyền quyết định. Tình hình hiện nay là như thế. Từ một chế độ giáo quyền - quân sự, Iran đã chuyển sang thành một chế độ quân sự.”
Có nên tham chiến với Mỹ đánh Iran: Chính giới Anh Quốc bị chia rẽNgày 20/06/2025, các ngoại trưởng Anh, Pháp và Đức đã họp với đồng nhiệm Iran ở Genève để tìm kiếm giải pháp cho khủng hoảng Trung Đông. Là đồng minh của Mỹ, Anh vẫn đang thúc đẩy một phương án ngoại giao, nhưng cũng đã điều thêm nhiều chiến đấu cơ sang các căn cứ gần Iran, trong lúc dư luận và chính giới Anh chia rẽ sâu sắc về khả năng Anh có thể can thiệp quân sự cùng với Mỹ ở Iran. Từ Luân Đôn, thông tín viên Nguyễn Giang tường trình:
«Nước Anh đang đứng trước ba vấn đề. Thứ nhất là về truyền thông và dư luận. Việc Tổng thống Trump đặt ra thời hạn 2 tuần chờ xem kết quả đàm phán giữa Anh và EU với Iran được các báo Anh hoan nghênh. Trang The Times sáng nay xem đây là “một bước lùi lại từ bờ vực” (a step back from the brink). Bởi một cuộc chiến của Mỹ chống Iran gần như chắc chắn là có Anh tham gia sẽ có hệ quả khôn lường cho toàn vùng và ảnh hưởng tới Anh. Hôm 18/06, tại Quốc hội, Đảng đối lập Tự do Dân chủ (LibDem) nói họ phản đối việc Anh tham chiến, trong khi đảng dân túy cánh hữu Reform thì lại ủng hộ phương án “thay đổi chế độ thần quyền” ở Iran, còn dư luận thì bị chia rẽ sâu sắc về chiến tranh Iran-Israel và về chiến dịch tấn công của Israel vào Gaza.
Thứ nhì là câu hỏi về tính pháp lý. Hôm 19/06, Trưởng Công tố Anh Quốc, Lord Richard Hermer, nêu ý kiến rằng Luân Đôn chỉ có thể can thiệp quân sự vào Iran nếu quân đội Anh bị tấn công, còn không thì đó có thể là hành động bất hợp pháp (illegal).
Tình hình này khiến người ta nhớ lại cuộc chiến Irak. Điều tra Chilcot, kết thúc 14 năm trước (2009-2011), tiết lộ rằng hồi năm 2003, Trưởng Công tố Vương quốc Anh thời đó, Lord Goldsmiths, đã cảnh báo thủ tướng Tony Blair rằng việc đưa quân Anh tham chiến cùng Hoa Kỳ đánh Irak mà không có nghị quyết Liên Hiệp Quốc là trái luật (unlawful).
Nhưng lá thư ông Goldsmiths gửi tới bàn thủ tướng đã bị ông Blair gạch một dòng bên cạnh với câu: “Tôi không hiểu điều này” (I don’t understand this) và ngày hôm sau (31/01/2003) Tony Blair bay sang Hoa Kỳ hội đàm với tổng thống George W. Bush và đồng ý ‘sát cánh cùng Mỹ’ đánh vào Irak.
Cuộc chiến Irak kéo dài tới 2011 đã gây tai tiếng cho đảng Lao động, góp phần khiến ông Blair phải rời Phủ thủ tướng vì dư luận, trong đó có nhiều nghị sĩ Quốc hội, phản đối cách ông làm theo người Mỹ.
Cuối cùng là về quân sự. Anh đã chuyển thêm 14 chiến đấu cơ Typhoon FRG4 và hai máy bay tiếp dầu trên không Voyager đến căn cứ Akrotiri trên đảo Chypre (Cyprus), sẵn sàng hỗ trợ đồng minh. Cho đến nay, Anh không dính líu tới đợt oanh kích của Israel ở Iran, nhưng tới đây, dù có tham chiến hay không, Anh vẫn là bên liên quan. Bởi căn cứ không quân ở đảo Diego Garcia của Anh ở Ấn Độ Dương là nơi Không lực Hoa Kỳ sẽ dùng để tiếp dầu cho phi cơ ném bom chiến lược B-2, loại chở được trái bom trên 13 tấn (GBU-57A/B MOP -Massive Ordnance Penetrator) đủ sức đánh tan trung tâm tinh luyện uranium của Iran ở Fordo nằm sâu dưới lòng đất.
Hiện Luân Đôn đang cùng Pháp và Đức đàm phán với Iran để cứu vãn tình hình, tránh để lịch sử cuộc chiến Irak bị lặp lại. Thế nhưng Hoa Kỳ mới là bên ra quyết định và một lần nữa, Anh sẽ phải đứng trước lựa chọn khó khăn: Đi theo Mỹ hay không và nếu đi theo thì tới mức độ nào."
Dân Syria lo ngại về cuộc chiến Israel - IranCuộc chiến giữa Israel và Iran dĩ nhiên gây lo ngại cho toàn bộ các nước trong khu vực Trung Đông, đặc biệt là Syria, nước láng giềng của Israel, nơi mà người dân vẫn còn bị ám ảnh bởi cuộc nội chiến dằng dai chưa thật sự kết thúc. Từ Damas, thủ đô Syria, thông tín viên Mohamed Errami gởi về bài tường trình ngày 18/06:
“Tại khu phố của Damas, những con hẻm thường đông đúc đã trở nên yên tĩnh hơn vào những buổi tối gần đây. Các cuộc không kích của Israel và căng thẳng khu vực khiến nhiều cư dân không dám ra ngoài vào ban đêm.
Đối với Montasser, một chủ nhà hàng ngoài ba mươi tuổi, nỗi sợ hãi một lần nữa trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Ông nói: “Trước đây ai cũng ở ngoài cho đến nửa đêm, 1 giờ sáng. Bây giờ, mỗi khi nghe tiếng động trên bầu trời, đường phố trở nên vắng tanh. Không phải là chiến tranh như trước đây, nhưng là tâm trạng lo lắng khác. Chúng tôi tự hỏi: liệu lần này nó có bùng nổ không?"
Cách đó vài km, tại khu phố Kafr Sousseh, nỗi lo sợ về một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn là chủ đề thường xuyên được bàn tán, đặc biệt là kể từ khi không quân Israel bắn hạ một số drone của Iran trên bầu trời Syria.
Đối với Ahmad, sự gia tăng căng thẳng này đang khơi dậy những ký ức tồi tệ nhất về cuộc chiến đã tàn phá đất nước anh: "Chúng tôi nghĩ tình hình đang lắng dịu, rằng cuộc chiến đã qua. Thế mà giờ đây, chúng tôi lại thấy mình kẹt giữa hai cường quốc, một bên là Iran, bên kia là Israel. Nếu xung đột leo thang, chúng tôi sẽ lại bị vạ lây. Như thường lệ."
Trong các quán cà phê, đường phố và trong các gia đình ở Damas, ai cũng theo dõi chặt chẽ các diễn biến trong khu vực, với nỗi lo sợ dai dẳng rằng Syria sẽ một lần nữa trở thành chiến trường, trong khi vẫn còn những dấu vết rất rõ ràng của một cuộc chiến chưa bao giờ thực sự kết thúc.”
Chiến tranh Israel-Iran: Dân Ukraina sợ bị quốc tế lãng quênTại Ukraina, các vụ oanh kích của Nga vào thường dân đã gia tăng cường độ trong những tháng gần đây. Vào lúc xung đột Israel - Iran tiếp tục leo thang, có vẻ như thế giới không còn quan tâm nhiều đến chiến sự ở Ukraina như trước đây. Người dân Ukraina thì sợ là quốc tế sẽ lãng quên họ.
Từ thủ đô Kiev, thông tín viên Emmanuelle Chaze gởi về bài trường trình ngày 20/06/2025:
“Chỉ vài ngày sau cuộc không kích đẫm máu của Nga vào thủ đô Ukraina, cuộc sống đã trở lại bình thường ở Kiev. Nhưng mối quan tâm trước mắt của phần lớn người dân vẫn là sự sống còn của chính họ. Anna, một nữ diễn viên, đặc biệt muốn thấy sự bất an hàng ngày của người dân Ukraina chấm dứt. Cô nói: “Tôi không thể khách quan. Tôi nghĩ rằng trong thế giới hiện đại, chiến tranh là hoàn toàn vô lý. Tại sao thế giới không thể sống trong hòa bình? Tại sao chúng ta không thể sống và tận hưởng cuộc sống? Tôi ao ước chúng ta có hòa bình, tôi ao ước chúng ta lại có bầu trời yên bình”.
Anton, một sinh viên ở Kiev, vẫn lạc quan về sự quan tâm của cả thế giới đối với Ukraina. Anh nói: “ Ukraina có đã bị lãng quên? Không, tôi không nghĩ vậy. Một số quốc gia chỉ có tầm nhìn riêng về an ninh và châu Âu, rất có thể, quan tâm nhiều hơn đến các mặt trận ở Ukraina, vì đó là những mặt trận nguy hiểm nhất đối với họ vào lúc này.
Trong khi vài tháng trước, cộng đồng quốc tế hy vọng vào một lệnh ngừng bắn, thực tế ở Ukraina lại khác hẳn: chỉ trong tháng 6, chính quyền Ukraina đã đưa ra những con số lạnh người: Nga đã phóng 140 tên lửa, 3.000 quả bom lượn và một số lượng tương đương drone vào Ukraina. Cuộc tấn công lớn gần đây nhất đã khiến 28 người thiệt mạng ở Kiev vào ngày 17/06 khi một tên lửa đâm vào một chung cư.”
Triển lãm Le Bourget: Israel bị cấm trưng bày vũ khí tấn côngCác căng thẳng địa chính trị do cuộc chiến tranh giữa Israel và Iran, cũng như do chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza đã làm xáo trộn Triển lãm Hàng không và Không gian Le Bourget, ở ngoại ô phía bắc Paris, diễn ra từ ngày 16/06 đến 22/06. Chính phủ Pháp đã ra lệnh đóng các gian trưng bày các loại vũ khí tấn công của các hãng Israel, vì đó là những loại vũ khí có thể được sử dụng ở Gaza.
Trước khi diễn ra Triển lãm Le Bourget 2025, chính phủ Pháp đã đưa ra một khuôn khổ mà họ cho biết đã được chính quyền Israel chấp nhận, theo đó vũ khí "tấn công" không được phép trưng bày. Năm trong số chín đơn vị triển lãm của Israel cuối cùng đã trưng bày các mô hình tên lửa, dẫn đến việc gian hàng của họ bị đóng.
Đến thăm triển lãm trong ngày khai mạc, thủ tướng Pháp François Bayrou khẳng định tình hình ở Gaza là "không thể chấp nhận được về mặt đạo đức", “buộc chúng ta phải bày tỏ thái độ không tán thành". Ông nói nước Pháp muốn nhấn mạnh rằng vũ khí tấn công “không nên có mặt tại triển lãm này". Bộ Quốc phòng Israel đã có phản ứng mạnh, lên án một hành động "phân biệt đối xử". Theo họ, việc loại bỏ các hệ thống vũ khí tấn công theo yêu cầu của ban tổ chức triển lãm đã "phá vỡ thông lệ của các triển lãm quốc phòng trên toàn thế giới".
Kể từ khi diễn ra cuộc tấn công của Israel vào Gaza, sự có mặt của các hãng sản xuất vũ khí Israel luôn là vấn đề tế nhị. Israel đã không được trưng bày tại triển lãm quốc phòng Eurosatory Pháp vào mùa xuân năm 2024. Sau đó, chỉ đến phút chót họ mới được cấp phép trưng bày tại triển lãm Euronaval vào mùa thu.
Số người tị nạn đạt mức kỷ lục, nguồn tài trợ ngày càng giảmNhư mọi năm kể từ 2001, ngày 20/06 là Ngày thế giới những người tị nạn, để nhắc nhở mọi người là vẫn còn rất nhiều người buộc phải rời bỏ nơi họ đang sinh sống do hậu quả của chiến tranh, của biến đổi khí hậu và con số này vẫn ngày càng tăng, nay đã lên đến con số kỷ lục là 120 triệu người, gần bằng với dân số của Nhật Bản!
Trả lời RFI Pháp ngữ ngày 20/06, ông Jérôme Bobin, giám đốc đặc trách tài trợ từ các định chế của tổ chức Handicap International, cho biết:
"Biến đổi khí hậu và các xung đột đang tạo ra một số lượng lớn người tản cư và người tị nạn. Con số 120 triệu người là một kỷ lục. Chưa bao giờ có nhiều người tản cư, người tị nạn như vậy trên thế giới kể từ khi chúng ta bắt đầu tính toán, kể từ khi có các con số thống kê. Ngoài con số 120 triệu người này, còn có một con số đáng báo động khác đó là con số các vụ xung đột. Chúng ta đã chứng kiến xung đột ngày càng tồi tệ hơn trong những năm gần đây, ở Châu Mỹ Latinh, Palestine, Israel, Trung Đông, Darfur, Châu Phi. Toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi những cuộc di dời dân cư vẫn tiếp tục gia tăng. Rõ ràng là các quốc gia hoặc nhóm vũ trang dễ tham gia vào xung đột hơn và kết quả là, các cộng đồng dân cư bị kẹt giữa hai lằn đạn và buộc phải di dời."
Thế mà, theo ông Bobin, trong năm 2024, viện trợ nhân đạo quốc tế giảm 10% và trong năm 2025 sẽ còn giảm nhiều hơn nữa, vì Mỹ vẫn là nhà tài trợ chính cho viện trợ nhân đạo, chiếm khoảng 45% viện trợ nhân đạo toàn cầu. Vì vậy, khi họ đột nhiên ngừng tài trợ cho hoạt động nhân đạo, nguồn tài chính này sẽ thiếu hụt rất nhiều.
222 Listeners
13 Listeners
21 Listeners
2 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
23 Listeners
8 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
0 Listeners
48 Listeners
2 Listeners
0 Listeners
4 Listeners
5 Listeners
10 Listeners