Tạp chí âm nhạc

Tưởng niệm danh ca Kiều Nga : Còn mãi bao kỷ niệm tha thiết


Listen Later

Một nụ cười khả ái, tính tình dễ thương, giọng hát ngọt ngào, trong sáng nhưng không kém phần biểu cảm đã giúp cho tên tuổi Kiều Nga trở thành một trong những giọng ca nổi bật trong làng nhạc Việt Nam ở hải ngoại. Giọng ca ấy giờ đây không còn nữa, ca sĩ Kiều Nga vừa qua đời ở bệnh viện Orange County, California hôm 13/07/2025, ở tuổi 65. Sau khi được đưa vào bệnh viện giải phẫu vì tai biến mạch máu não, cô đã không tỉnh lại sau nhiều ngày hôn mê.

Ca sĩ Kiều Nga đã vĩnh viễn ra đi, khiến cho giới hâm mộ thương tiếc, để lại một khoảng trống trong tim của nhiều người yêu nhạc, đặc biệt là ở hải ngoại. Sinh trưởng tại Việt Nam trong một gia đình có 10 người con, Kiều Nga là con áp út, còn anh cả là danh ca Elvis Phương : hai anh em cách nhau 15 tuổi. Ca sĩ Kiều Nga từng cho biết : cô mê ca hát từ thời còn nhỏ, cho nên khi về học trường Lê Qúy Đôn ở Sài Gòn, hầu như buổi văn nghệ của trường cũng đều có sự tham gia của tiếng hát Kiều Nga.

Sự nghiệp ca hát của Kiều Nga có cơ hội cất cánh sau khi cô đến định cư tại Hoa Kỳ vào mùa thu năm 1984. Từ đó cô thường hay nói đùa : có lẽ cũng vì sang Mỹ vào mùa Halloween, nên sau này cô lại thích xem phim ma. Thời gian đầu ở Mỹ, cô chưa có ý định đi hát, mãi đến khi gặp lại người bạn cũ là nhạc sĩ đàn ghi-ta Ngọc Trác, cô mới tham gia vào ban nhạc, chủ yếu đi hát trong các tiệc cưới, chứ chưa có cơ hội biểu diễn tại các show lớn. Chính tại đêm đám cưới của cô Thy Vân, con gái của nhạc sĩ trứ danh Anh Bằng, Kiều Nga mới có dịp trổ tài hát hai bản nhạc Pháp lời Việt : «  Maman » (Mẹ hiền yêu dấu) bản gốc của Romeo lời Việt của ca sĩ Thanh Lan và nhất là « Oui devant Dieu » (Ngày tân hôn) bản gốc của Joaquin Preto, lời Việt của tác giả Phạm Duy.

Sở trường hát nhạc Pháp nhờ học trường tây

Nhờ vào buổi biểu diễn thành công này, Kiều Nga hai tháng sau được mời thu thanh cho trung tâm Asia, do nhạc sĩ Anh Bằng sáng lập vào năm 1985. Cho cuộn băng cát xét đầu tiên « Dạ vũ hồng » của trung tâm Asia, Kiều Nga ghi âm nhạc phẩm « Tu es le soleil » (Anh là mặt trời) bản gốc của Sheila, lời Việt của tác giả Vũ Xuân Hùng. Trong thời gian đầu thu đĩa hát thanh chuyên nghiệp, Kiều Nga học được tính kỹ lưỡng nếu không nói là cầu toàn từ nhạc sĩ Trần Ngọc Sơn phụ trách phần thu thanh : người trình bày không những cần có giọng ca hay, mà còn phải biết phát âm tròn vành rõ chữ, hát lời nào ra lời nấy. Đôi khi, chỉ vì không hài lòng với cách hát, mà cô mất hai tiếng đồng hồ chỉ để hoàn tất một bản thu âm. Các đĩa hát đầu tiên của Kiều Nga chủ yếu là các bản nhạc khiêu vũ hay nhạc Pháp phóng tác. Cô thành danh trước hết là nhờ vào nỗ lực bản thân. Tuy được nhiều người nghe hưởng ứng, nhưng trong hai năm đầu, không có bầu sô nào biết cô là em gái của danh ca Elvis Phương.

Ngày đăng quang thành nữ hoàng new wave

Tên tuổi của Kiều Nga lên như diều gặp gió. Khi được hòa quyện với giọng ca của Ngọc Lan, một tên tuổi khác cũng rất được nhiều người yêu thích trong những năm 1980, cặp bài trùng này được đăng quang thành hai « nữ hoàng của dòng nhạc new wave ». Đầu thập niên 1990, cả hai hợp tác với rất nhiều trung tâm như Hải Âu, Làng Văn, Người đẹp Bình Dương và sau đó là Thúy Nga-Paris By Night … Kiều Nga lúc bấy giờ mới có sáng kiến làm mới những bản nhạc cũ, bằng cách nối nhiều bài thành liên khúc trên một nền nhạc với lối hòa âm tân thời. Các cuộn CD với chủ đề « Liên khúc tình yêu » hát chung với Ngọc Lan và Trung Hành, thành công rực rỡ trên thị trường băng đĩa.

Đến năm 1992, khi nhạc sĩ Anh Bằng giao công việc điều hành trung tâm Asia lại cho cô con gái Thy Vân, với sự hỗ trợ của nhạc sĩ Trúc Hồ, trung tâm này bắt tay thực hiện nhiều chương trình thu hình video trực tiếp. Kiều Nga thu hình cho nhạc phẩm « Xin còn gọi tên nhau » (Trường Sa) cho cuộn video « Tình yêu và tuổi trẻ » của Asia. Trước ống kính thu hình, hai cô ca sĩ Ngọc Lan và Kiều Nga có thêm cơ hội phát huy tài năng. Trong số này, có bài « Toi Jamais » (Anh thì không) bản gốc của Sylvie Vartan, lời Việt của tác giả Vũ Xuân Hùng, thu hình cho trung tâm Mây, trở thành màn trình diễn để đời của đôi song ca.

Khi ca sĩ Ngọc Lan đột ngột qua đời vào năm 2001, Kiều Nga cho biết cô bị suy sụp tinh thần. Từ đó trở đi, cô ít còn di diễn và dành nhiều thời gian để nuôi con một mình. Mãi đến năm 2015, Kiều Nga mới có dịp về nước tổ chức đêm nhạc đánh dấu 30 năm sự nghiệp ca hát. Gần đây hơn nữa, ca sĩ Kiều Nga khao khát đi hát trở lại, khi con gái đã lớn khôn, đời sống cũng khá ổn định, nhưng rốt cuộc mọi dự tính cũng không thành.

Nhắc tới Kiều Nga, người yêu nhạc trước hết nghĩ tới sở trường hát nhạc Pháp của cô do thời còn nhỏ hai anh em Elvis Phương, Kiều Nga đều từng học trường tây, nhưng với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Kiều Nga đã cho thấy cô có thể trình bày khá nhiều thể loại : tiếng Pháp phát âm chuẩn mà hát nhạc Việt cũng hay.

Từ bản nhạc Việt đầu tiên là bài « Giáng Ngọc » (Ngô Thụy Miên) ghi âm cho trung tâm Làng Văn của nhạc sĩ Tùng Giang, cho đến những ca khúc khác như « Biển nhớ » (Trịnh Công Sơn), «  Xin còn gọi tên nhau » (Trường Sa), « Mười năm tình cũ » (Trần Quảng Nam), « Em về kẻo trời mưa (Ngân Giang) … tất cả đều được Kiều Nga thể hiện thành công với phong cách trầm lắng, dày dặn mà da diết. Danh ca Kiều Nga vĩnh viễn ra đi, còn bao dự án dang dở, tâm nguyện bất thành nên đành nuối tiếc, để lại trong tim người nghe bao kỷ niệm tha thiết, hoài cảm trọn đời, dư âm muôn kiếp.

...more
View all episodesView all episodes
Download on the App Store

Tạp chí âm nhạcBy RFI Tiếng Việt

  • 3.5
  • 3.5
  • 3.5
  • 3.5
  • 3.5

3.5

2 ratings


More shows like Tạp chí âm nhạc

View all
Tri Kỷ Cảm Xúc by Web5ngay

Tri Kỷ Cảm Xúc

222 Listeners

Tạp chí văn hóa by RFI Tiếng Việt

Tạp chí văn hóa

0 Listeners

Tạp chí khoa học by RFI Tiếng Việt

Tạp chí khoa học

0 Listeners

Tạp chí tiêu điểm by RFI Tiếng Việt

Tạp chí tiêu điểm

0 Listeners

Thuần Podcast by Thuần

Thuần Podcast

36 Listeners

Chương trình 60' by RFI Tiếng Việt

Chương trình 60'

8 Listeners

Trò chuyện âm nhạc by Hoang Dao

Trò chuyện âm nhạc

0 Listeners

Tạp chí đặc biệt by RFI Tiếng Việt

Tạp chí đặc biệt

0 Listeners

Tạp chí kinh tế by RFI Tiếng Việt

Tạp chí kinh tế

0 Listeners

Tạp chí thể thao by RFI Tiếng Việt

Tạp chí thể thao

0 Listeners

Tạp chí Việt Nam by RFI Tiếng Việt

Tạp chí Việt Nam

0 Listeners

Tạp chí xã hội by RFI Tiếng Việt

Tạp chí xã hội

0 Listeners

Sunhuyn Podcast by Sunhuyn

Sunhuyn Podcast

57 Listeners

Better Version by Better Version

Better Version

48 Listeners

Truyện Ma Bẻ Lái by Ma Truyện

Truyện Ma Bẻ Lái

17 Listeners

Dế Mèn Du Ký by Đào Minh Tiến

Dế Mèn Du Ký

7 Listeners

Vì sao thế nhỉ! by Vì sao thế nhỉ!

Vì sao thế nhỉ!

48 Listeners

5 Phút Chuyện Thị Trường by 5 Phút Chuyện Thị Trường cùng Vũ Kim Hạnh

5 Phút Chuyện Thị Trường

0 Listeners

Âm nhạc Trong Suốt by Trong Suốt

Âm nhạc Trong Suốt

0 Listeners